Để không “chết trong uptrend”, đây là những điều nhà đầu tư cần tránh xa

Thị trường đã có sự tăng trưởng đáng kể tính từ đầu năm đến nay, trong đó nhiều cổ phiếu của những doanh nghiệp niêm yết tăng đến vài lần, song không ít nhà đầu tư vẫn không tối đa hóa được lợi nhuận,
Để không “chết trong uptrend”, đây là những điều nhà đầu tư cần tránh xa

Những sai lầm phổ biến

Trước hết là nhà đầu tư chưa trang bị đầy đủ các hành trang, kiến thức về thị trường cũng như các kiến thức như phân tích, định giá…

Thứ hai, sai lầm thường gặp trên thị trường hiện nay nhất là trong giai đoạn uptrend là nhà đầu tư quá lạc quan. Lạc quan là yếu tố tâm lý tạo cho nhà đầu tư luôn luôn tin tưởng và suy nghĩ rằng thị trường sẽ tiếp tục tăng trưởng. Họ cố nắm giữ cổ phiếu dù nó không diễn biến theo như suy nghĩ của họ.

Thứ ba, nhà đầu tư quá tự tin vào bản thân. Đối với những nhà đầu tư có cá tính lớn, tự tin vào những quyết định của mình thì nhân viên tư vẫn cũng rất khó khăn để thuyết phục họ trong các lời khuyên hoặc các quyết định đầu tư.

Thứ tư, nhà tư ưa chuộng lướt sóng. Với thị trường đang tăng trưởng mạnh, việc lướt sóng thường không mạng lại lợi ích nhiều mà ngược lại nhà đầu tư có thể đưa ra những quyết định sai lầm như là việc bán mất cổ phiếu tốt, và khi mua lại cổ phiếu có xu hướng giảm trong uptrend.

Thứ năm, chọn sai cổ phiếu nhưng không chịu thừa nhận, không sửa sai. Nhiều nhà đầu tư chọn sai cổ phiếu nhưng vì cố chấp hoặc không dám tái cơ cấu danh mục đầu tư dẫn đến hiệu quả đầu tư không cao, thậm chí còn lỗ khá lớn nhất là khi thị trường quay đầu giảm. Nhóm cổ phiếu này trong uptrend không những không tăng giá mà còn giảm nhanh hơn khị thị trường vào chu kỳ giảm.

Tương tự như vậy, nhà đầu tư Việt Nam cũng thường gặp sai lầm khiến họ rơi vào cảnh “chết trong uptrend”

Ngoài những sai lầm thường gặp phải như trên thì nhà đầu tư Việt Nam thường hay mắc những sai lầm khá cơ bản những thực sự khó tránh.

Trước hết, đó là việc giao dịch mua bán liên tục. Việc mua bán liên tục không chỉ gây thất thoát tiền bạc mà còn không tạo ra khoảng trống cho những suy nghĩ, tâm lý cũng như thời gian thư thái, nghỉ ngơi. Nhà đầu tư liên tục mua bán nhằm tìm kiếm lợi nhuận nhưng sự lựa chọn cổ phiếu là khá khó khăn. Do vậy có thể những lựa chọn không đúng sẽ dẫn đến thua lỗ không đáng có.

Thứ hai, nhà đầu tư thường hay tranh mua. Trong giai đoạn thị trường tăng điểm mạnh, chắc chắn sẽ có những phiên cũng như những thời điểm điều chỉnh. Thay vì lựa chọn điểm mua phù hợp thì nhà đầu tư lại đi tranh mua nhất là trong những phiên tăng điểm và dòng tiền cuồn cuộn vào thị trường.

Thứ ba, là đua mua cổ phiếu có “đội lái” hoặc cổ phiếu đang phân phối vùng đỉnh. Thị trường hoạt động trong bất kể giai đoạn tăng hay xu hướng giảm thì “đội lái” luôn có vai trò nhất định trong việc tạo ra sân chơi cho nhà đầu tư như việc đẩy giá lên, tạo thanh khoản và duy trì sự hưng phấn của cổ phiếu mà họ tác động. Đối với thị trường trong giai đoạn uptrend thì những cổ phiếu có “lái” thường tăng trưởng khá tốt do tận dụng được xu thế chung. Song không phải nhà đầu tư nào cũng tìm kiếm được lợi nhuận ở những cổ phiếu này, ngược lại nhiều nhà đầu tư chính vì theo các cổ phiếu có “đội lái” mà phải trả giá quá đắt.

Với việc đua mua cổ phiếu có lái thường là phải chấp nhận sự rủi ro vô cùng lớn bởi nhóm cổ phiếu này tăng hay giảm hầu như không phụ thuộc vào yếu tố cơ bản của doanh nghiệp, và nó càng không phụ thuộc vào thị trường. Do vậy, khi đua mua nhất là mua vào đúng vùng phân phối đỉnh cũng chính là lúc nhà đầu tư khó thoát khỏi việc thua lỗ lớn.

Thứ tư, không đánh giá các yếu tố nội tại doanh nghiệp, ngành nghề mà mua cổ phiếu theo sở thích. Thích thì mua cũng là một yếu tố tâm lý, khi hưng phấn hoặc có cảm tình với cổ phiếu nào nhà đầu tư thường sẽ ưu tiên lựa chọn để giải ngân. Song chính vì mua theo sở thích mà cổ phiếu có thể không tăng trưởng trong khi thị trường tăng trưởng khá mạnh. Ngoài ra, cũng vì đầu tư theo sở thích mà khi giá cổ phiếu giảm người ta thường có những bao biện hoặc hy vọng về sự tăng trưởng của cổ phiếu đó, mà quên rằng tiền mới là yếu tốt quan trọng trên thị trường, họ chỉ chăm chăm giữ cổ phiếu mà quên đi việc giữ tiền.

Thứ năm, không chốt lời và tiếp tục gia tăng cổ phiếu khi thị trường tiếp tục tăng. Mua lên trong uptrend cũng là một phương pháp mà nhiều nhà đầu tư trong thời gian qua áp dụng. Song không phải ai cũng lựa chọn được nhóm cổ phiếu, cổ phiếu tốt để giải ngân. Việc mua lên có thể đến giai đoạn thị trường xu hướng giảm sẽ không kịp thoát hàng dẫn đến thua lỗ hoặc không có được lợi nhuận như kỳ vọng. Đây được cho là sai lầm bởi trong uptrend thường người ta chỉ nắm giữ cổ phiếu tốt để chờ chốt lãi khi đạt kỳ vọng.

Trên đây là một trong những sai lầm thường mắc phải của nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư Việt Nam trong thời gian qua. Mỗi nhà đầu tư thường mắc những sai lầm nhất định và không ai hoàn hảo để không mắc sai lầm. Nhưng trong đầu tư nếu tiết chế được những sai lầm ấy, những cảm xúc cũng như những yếu tố về tâm lý, kiến thức thì sẽ tránh được những rủi ro không đáng có.

Theo Tuyến Phạm/ Trí thức trẻ

>> Nhiều cổ phiếu nóng trên sàn UpCOM khiến nhà đầu tư “ôm hận”

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...