Để thị trường chứng khoán Việt Nam vươn ra biển lớn
Tăng trưởng vượt bậc trong suốt hơn một thập niên qua, việc thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn bị xếp nằm trong nhóm cận biên được ví như "cá lớn nằm trong ao nhỏ". Chính vì vậy, nâng hạng thị trường chứng khoán là việc phải làm và cố gắng hoàn thành sớm nhất có thể…
Tùng Linh
Nâng hạng thị trường chứng khoán là một trong những mục tiêu lớn mà Chính phủ và các bộ, ban ngành liên quan đang hướng tới, quyết tâm nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi trước năm 2025.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện vẫn đang được hai tổ chức quốc tế là MSCI và FTSE Russell xếp vào thị trường cận biên. Riêng FTSE Russell đưa Việt Nam vào danh sách nhóm chờ nâng hạng lên thị trường mới nổi. Còn với MSCI, điều tích cực là ở thông báo mới nhất, tổ chức này đánh giá Việt Nam có sự cải thiện trong khả năng chuyển nhượng. Như vậy, Việt Nam đã đạt 7/9 chỉ tiêu của thị trường mới nổi theo tiêu chí của FTSE, còn với MSCI cần 8 tiêu chí để cải thiện.
NÂNG HẠNG - CƠ HỘI BỨT PHÁ CHO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT
Phát biểu tại Hội thảo “Tạo động lực nâng hạng thị trường chứng khoán” được tổ chức vào chiều ngày 2/7, ông Vũ Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, những đổi mới và hoàn thiện khung khổ chính sách đã giúp thị trường chứng khoán Việt Nam khẳng định sức hút mạnh mẽ của mình sau hơn 2 thập kỷ hoạt động.
Ông Vũ Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Điều này được minh chứng qua chất lượng hàng hóa trên sàn, quy mô giao dịch, cũng như số lượng nhà đầu tư tham gia ngày càng tăng, với chất lượng được nâng cao liên tục. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường có tốc độ phát triển nhanh nhất về quy mô và thanh khoản trong khu vực. Do đó, ông Dũng nhấn mạnh đến việc cần phải nhanh chóng nâng hạng được thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2024, đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính, Việt Nam có thể thu hút dòng vốn ngoại khoảng 25 tỷ USD trong ngắn hạn. Theo báo cáo đánh giá của WB, việc được nâng hạng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đại diện Ủy ban Chứng khoán cho rằng, các dòng vốn lớn hiện đều đang tập trung vào nhóm các thị trường được xếp hạng cao hơn. Hầu hết các quỹ lớn đều theo đuổi cổ phiếu ở các thị trường mới nổi và phát triển.
Việt Nam và những quốc gia vẫn nằm trong phân loại thị trường cận biên cần hành động nhanh chóng để được phân loại lại thành thị trường mới nổi nếu muốn thu hút thêm luồng vốn đầu tư từ các tổ chức đầu tư quốc tế.
Việc nâng hạng lên thị trường mới nổi không chỉ đem lại lợi ích cho Việt Nam mà còn đem lại những lợi ích cho các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán. Khảo sát từ Vietnam Report cho thấy, việc nâng hạng thị trường chứng khoán được doanh nghiệp đánh giá rất quan trọng với bản thân họ. Gần một phần ba số doanh nghiệp tin tưởng vào kịch bản nâng hạng vào nửa đầu năm sau. 44,4% tin tưởng rằng nửa cuối năm 2025 sẽ ghi nhận sự trưởng thành của thị trường chứng khoán Việt Nam, sau khi các nút thắt tồn tại trên thị trường được sớm cởi bỏ trong những tháng còn lại của năm 2024.
Các doanh nghiệp tin tưởng vào 3 lợi ích lớn nhất sẽ đạt được, bao gồm nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế, thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài và tăng thanh khoản cho cổ phiếu của doanh nghiệp. Họ kỳ vọng việc nâng hạng sẽ lan tỏa tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của nền kinh tế cũng như hệ thống quản trị công ty, thúc đẩy cải thiện và hoạt động minh bạch, hướng tới đáp ứng các tiêu chuẩn cao hơn.
Bà Trần Khánh Hiền, Giám đốc Khối nghiên cứu, Công ty Chứng khoán MB
Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối nghiên cứu, Công ty Chứng khoán MB - cho hay: “Doanh nghiệp niêm yết sẽ nhận được sự chú ý nhiều hơn từ nhà đầu tư nước ngoài. Cũng có thách thức vì doanh nghiệp khi đó sẽ cần nâng cao chất lượng công bố thông tin cũng như mức độ tiếp cận với nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ việc công bố thông tin và các báo cáo cần là song ngữ, áp dụng IFRS (chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế). Doanh nghiệp Việt Nam cũng phải cạnh tranh nhiều hơn với các doanh nghiệp khác ở nước ngoài…”.
Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán VPS kỳ vọng trong tương lai sẽ có thêm nhiều hàng hóa chất lượng trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là các cổ phiếu bluechip thuộc đa dạng các ngành nghề, lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, tiêu dùng, bán lẻ, năng lượng… Những cổ phiếu lớn này sẽ đáp ứng được các tiêu chí, khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư nước ngoài, góp phần đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Theo các chuyên gia, việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ là bước ngoặt quan trọng cho giai đoạn phát triển mới của thị trường, góp phần tăng quy mô, nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Vì thế rất cần sự chung tay nỗ lực của các bộ ngành, từng thành viên tham gia thị trường, để thực hiện thành công mục tiêu nâng hạng và đảm bảo thị trường chứng khoán tiếp tục phát triển ổn định và bền vững.
MINH BẠCH THÔNG TIN LÀ YẾU TỐ TIÊN QUYẾT
Từ kinh nghiệm của Hàn Quốc về nâng hạng thị trường chứng khoán, ông Đinh Minh Trí, Trưởng phòng Phân tích Khối Khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) đưa ra một số khuyến nghị.
“Ngoài ra, dựa trên kinh nghiệm của Hàn Quốc, Việt Nam có thể áp dụng các biện pháp tổng thể để hoàn thiện hệ thống giao dịch chứng khoán. Hầu hết các công ty chứng khoán lớn tại Hàn Quốc đã triển khai hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) và chatbot để cải thiện dịch vụ khách hàng và hỗ trợ giao dịch tự động. AI giúp phân tích dữ liệu và đưa ra các dự đoán thị trường, trong khi chatbot hỗ trợ khách hàng với các vấn đề thường gặp và cung cấp thông tin nhanh chóng".
Ông Đinh Minh Trí, Trưởng phòng Phân tích Khối Khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam)
Theo đó, yếu tố đầu tiên là cải thiện tính minh bạch và công bố thông tin. Cụ thể là đảm bảo công bố thông tin bằng tiếng Anh cho các công ty niêm yết lớn để thu hút nhà đầu tư quốc tế cũng như minh bạch hóa các quy trình tài chính và quản trị công ty.
Theo đó, ông Trí cho rằng cần tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho nhà đầu tư nước ngoài, như đơn giản hóa thủ tục đăng ký và mở tài khoản cho nhà đầu tư. Đặc biệt là mở rộng giờ giao dịch và cải thiện hệ thống thanh toán, bù trừ. Để làm được điều này cần phát triển hệ thống công nghệ thông tin hướng tới giao dịch hiện đại để đảm bảo an toàn và hiệu quả cũng như quản lý rủi ro.
Bên cạnh đó, ông Trí khuyến nghị cần phát triển các sản phẩm tài chính đa dạng, như tăng cường các sản phẩm tài chính, như ETF, hợp đồng tương lai, quyền chọn và hoán đổi.
Mặt khác, Việt Nam cần cải thiện khả năng tiếp cận thị trường ngoại hối, như mở rộng và linh hoạt hóa thị trường phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư quốc tế. Chính sách giám sát và điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường và phản hồi của nhà đầu tư quốc tế.
Ở một khía cạnh khác, ông Nguyễn Khắc Hải, Giám đốc Khối phụ trách luật và Kiểm soát tuân thủ, Công ty Chứng khoán SSI cho rằng vướng mắc lớn nhất để FTSE Russell ra quyết định nâng hạng liên quan đến hoạt động thanh toán bù trừ, việc chuyển giao đối ứng thanh toán (chuyển giao cổ phiếu tại thời điểm thanh toán tiền) và việc xử lý khi gặp các giao dịch thất bại (failed trade).
Giải pháp cho các yêu cầu này là áp dụng mô hình đối tác bù trừ trung tâm (CCP). Tuy nhiên, để triển khai mô hình đối tác bù trừ trung tâm CCP dự kiến sẽ mất thêm một khoảng thời gian do sẽ phải điều chỉnh nhiều quy định có liên quan, bao gồm cả các quy định điều chỉnh hoạt động của ngân hàng lưu ký.
Do vậy, trước mắt, Bộ Tài Chính và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã đưa ra giải pháp trong đó các công ty chứng khoán sẽ thực hiện hỗ trợ thanh toán đối với các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài (Non-Prefunding Solution).
Xét theo khía cạnh từ công ty chứng khoán thành viên, cả giải pháp ngắn hạn hay dài hạn đều tạo áp lực về vốn hay việc phải nâng cấp hệ thống khi trách nhiệm và rủi ro từ phía công ty chứng khoán là rất lớn. Do vậy, ông Hải đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư nước ngoài của các công ty chứng khoán trên thị trường.
Thứ nhất, các công ty chứng khoán cần bổ sung nguồn lực về vốn. Trong mô hình CCP hay dịch vụ NPS, trách nhiệm thanh toán giao dịch cho nhà đầu tư thuộc về công ty chứng khoán, do đó, tất yếu các công ty chứng khoán phải chuẩn bị nguồn lực lớn về vốn để hạn chế rủi ro thanh toán. “Tại Việt Nam, chúng ta thấy rằng đa số các công ty chứng khoán đều có kế hoạch tăng vốn trong năm 2024 và 2025, là bước chuẩn bị cho cuộc chơi lớn này”, ông Hải nhấn mạnh.
Thứ hai, hệ thống quản trị rủi ro của các công ty chứng khoán phải được nâng cấp để hạn chế rủi ro thanh toán và rủi ro hoạt động, đặc biệt là khi triển khai giải pháp NPS hay xét về dài hạn hơn khi các sản phẩm day trading hay short sell được vận hành.
Thứ ba, phát triển đồng bộ hệ thống vận hành và cung cấp các sản phẩm dịch vụ tới nhà đầu tư nước ngoài. Một điểm trở ngại lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài là mức độ tiếp cận thông tin bằng tiếng Anh của các doanh nghiệp niêm yết theo tiêu chuẩn thế giới. Các công ty chứng khoán hỗ trợ việc kết nối giữa các doanh nghiệp niêm yết và nhà đầu tư nước ngoài thông qua các báo cáo Nghiên cứu phân tích bằng tiếng Anh và dịch vụ corporate access.
Cuối cùng, các công ty chứng khoán sẽ phải nâng cấp hệ thống để kết nối trực tuyến với nhà đầu tư nước ngoài nhằm nâng cao năng lực thực thi lệnh.
Như dự báo trước đó của nhiều công ty chứng khoán, Việt Nam vẫn chưa được xướng tên trong danh sách xem xét nâng hạng của Morgan Stanley Capital International MSCI)…
Những nỗ lực của cơ quan quản lý trong việc chuẩn hóa lại hệ thống cũng như giải quyết những nút thắt có thể khiến thị trường chứng khoán Việt Nam được MSCI xem xét đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi vào tháng 6/2025…
Theo ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược Thị trường VPBankS, chu kỳ lớn đang diễn ra trong năm nay và năm sau, dự báo VN-Index có thể đạt cao nhất 1.650 – 1.750 điểm khi thị trường được nâng hạng...
Nhà đầu tư giữ tâm lý bình tĩnh, tận dụng nhịp rung lắc để gia tăng tỷ trọng ở những cổ phiếu có diễn biến tích cực hơn so với mặt bằng chung, hoặc chọn lọc những mã có kỳ vọng tăng trưởng và câu chuyện riêng để mở vị thế ở mức giá chiết khấu hợp lý...
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ra quyết định xử phạt Cao ốc Phương Đông 92,5 triệu đồng vì không công khai thông tin quan trọng liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu trong các năm 2020 và 2022...
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm trong phiên giao dịch đầu tuần, với Apple là yếu tố hỗ trợ lớn nhất cho chỉ số S&P 500 sau khi Nhà Trắng tuyên bố miễn trừ thuế quan đối với điện thoại thông minh và máy tính…
VN-Index tiếp tục phục hồi nhờ dòng tiền lan tỏa và thông tin hoãn thuế, hướng đến vùng 1.250 điểm, nhưng áp lực bán gia tăng khi tiến gần vùng kháng cự mạnh, trong khi các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư giữ tỉ trọng hợp lý và thận trọng giải ngân...
Thị trường tuần 8–11/4 chứng kiến biến động lớn với thanh khoản kỷ lục, VN-Index phục hồi sau cú sốc thuế quan và kết tuần tăng gần 1%, nhưng giới phân tích vẫn cảnh báo rủi ro và khuyến nghị đầu tư thận trọng...
Phố Wall phục hồi mạnh trong phiên khi giới đầu tư được trấn an bởi các phát biểu ôn hòa từ Fed, dù cho lo ngại về lạm phát và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung vẫn còn đó...
Mới bước sang đầu tháng 4, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến làn sóng thanh tra, xử phạt mạnh tay từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với hàng loạt doanh nghiệp niêm yết và phát hành trái phiếu...
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa ra thông báo về việc chuẩn bị thay đổi cách xử lý lệnh ATO/ATC trên hệ thống công nghệ mới và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền ưu tiên của các loại lệnh trong phiên khớp lệnh định kỳ...
Với giá chào bán không thấp hơn 30.000 đồng/cổ phiếu, GC Food dự kiến thu về hơn 214 tỷ đồng để góp vốn, trả nợ và bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh…
Trong chương trình công tác tại Hong Kong, Trung Quốc (từ ngày 07/4 - 10/4/2025), Bộ Tài chính đã phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới và Hiệp hội Thị trường tài chính chứng khoán châu Á (ASIFMA) tổ chức Hội nghị Đối thoại với các nhà đầu tư tổ chức quốc tế tại Hong Kong. Đây là hoạt động duy trì đối thoại, chia sẻ, cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục giữa cơ quan quản lý chứng khoán và các thành viên thị trường, các nhà đầu tư trong nước, quốc tế, các định chế tài chính và tổ chức cung cấp ch