Đề xuất 6 nhóm chính sách phát triển kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ

Để triển khai có hiệu quả quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất rà soát 6 nhóm cơ chế, chính sách. Trong đó, các dự án đang chuẩn bị đầu tư hoặc nghiên cứu triển khai, các địa phương cần nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù...

Đề xuất 6 nhóm chính sách phát triển kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ

Phát biểu tại Hội nghị "Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ", tổ chức ngày 19/5, tại thành phố Huế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, phát triển vùng và liên kết phát triển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ có vai trò đặc biệt quan trọng, là xu thế tất yếu, là động lực kết nối và dẫn dắt sự phát triển các địa phương trong vùng.

Cùng với đó, các bộ, ngành và các địa phương trong Vùng đã tích cực triển khai các hoạt động liên kết nội vùng và liên vùng, thay đổi rõ nét từ tư duy cho đến hành động.

Theo đó, các hoạt động liên kết cấp tiểu vùng Bắc Trung Bộ, tiểu vùng Trung Trung Bộ và tiểu vùng Nam Trung Bộ đã được chính quyền các địa phương tích cực triển khai thực hiện, đã tổ chức ký kết hoạt động liên kết giữa các địa phương trong vùng như: liên kết các tỉnh Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh; Khánh Hòa – Phú Yên – Ninh Thuận; liên kết với các địa phương ngoài vùng trong đầu tư hạ tầng giao thông như: Bình Định với Gia Lai, Khánh Hòa và Đắc Lắc, Ninh Thuận với Lâm Đồng.

Để triển khai có hiệu quả Quy hoạch vùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương, các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đề xuất rà soát 6 nhóm cơ chế, chính sách.

Theo đó bao gồm: nhóm chính sách về đầu tư các chương trình, dự án liên kết, phát triển vùng; nhóm chính sách về phát triển các ngành kinh tế biển, cụm liên kết ngành; nhóm chính sách về phát triển doanh nghiệp và thu hút dự án đầu tư quy mô lớn.

Đối với nhóm chính sách, pháp luật về tài chính nhằm huy động, phân bổ và chia sẻ nguồn lực để thực hiện các mục tiêu chung của vùng; cơ chế, chính sách về đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng: giao thông, y tế, giáo dục… Cùng đó là nhóm chính sách về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền, tăng cường phân cấp, phân quyền, ủy quyền.

“Đối với các dự án đang trong quá trình nghiên cứu, xây dựng phương án đầu tư kêu gọi vốn đầu tư: đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải để tính toán kỹ phương án, phương thức đầu tư, các nguồn vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, đồng thời chỉ rõ các khó khăn, vướng mắc và có đề xuất cụ thể, khả thi", vị lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá, qua hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, về cơ bản, kinh tế - xã hội từng bước phát triển ổn định theo định hướng bền vững hơn; chất lượng cơ sở hạ tầng trong vùng từng bước được cải thiện; thế chế và bộ máy điều phối vùng đã được hoàn thiện; hoàn thành Quy hoạch vùng và Quy hoạch tỉnh làm nền tảng, định hướng cho thu hút đầu tư trong thời gian tới. Quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của các địa phương được giữ vững ổn định.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, còn một số khó khăn về thu hút đầu tư phát triển công nghiệp quy mô lớn, phát triển các ngành kinh tế biển, xử lý các vấn đề có tính liên vùng như: giao thông kết nối, xử lý môi trường, cứu hộ, cứu nạn; khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực cho phát triển, các hoạt động liên kết, điều phối vùng cần được quan tâm hơn nữa.

Với vai trò là Thường trực Hội đồng điều phối vùng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị một số nội dung. Đó là: các bộ, địa phương tiếp tục triển khai 11 nhiệm vụ đã giao trong năm 2023 và đề xuất các nhiệm vụ cần thiết cho hoạt động của Hội đồng điều phối vùng; trong đó, tập trung vào các nội dung liên quan đến đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông, đặc biệt là các dự án động lực phát triển vùng; tổ chức và cơ chế hoạt động của các tiểu vùng; hình thức và chính sách phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển; cơ chế điều phối, liên kết trong các lĩnh vực du lịch, môi trường, tìm kiếm cứu nạn; xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ Hội đồng Vùng, nghiên cứu phần mềm chuyên dụng, kết nối liên thông.

Về cơ chế, chính sách đặc thù, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các bộ, ngành, địa phương tham gia ý kiến cho từng cơ chế, chính sách cụ thể để tiếp tục hoàn thiện. Về quy hoạch vùng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng; các bộ, địa phương thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quy hoạch Vùng.

Về các dự án quan trọng, liên kết vùng, đề nghị các địa phương trong Vùng tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đã khởi công. Đối với các dự án đang chuẩn bị đầu tư hoặc nghiên cứu triển khai, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các địa phương tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù để sớm triển khai, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

hndbsh2-1830.jpg
Hội nghị "Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ"

Theo báo cáo “Tình hình triển khai các hoạt động của Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2023 của Vùng đạt 5,51%, cao hơn bình quân chung cả nước (cả nước tăng 5,05%); trong đó một số địa phương đạt tốc độ tăng trưởng cao như Khánh Hòa (10,35%), Ninh Thuận (9,4%), Phú Yên (9,16%), Bình Thuận (8,1%).

Quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành của vùng đạt hơn 1.570 nghìn tỷ đồng, chiếm 15,06% GDP cả nước, tỷ trọng này đang có xu hướng tăng qua các năm; GRDP bình quân đầu người đạt 75,62 triệu đồng/người, tăng 8,7% so với năm 2022.

Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế vùng tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng tập trung phát triển mạnh kinh tế biển và các ngành công nghiệp ven biển. Tốc độ tăng năng suất lao động năm 2023 đạt 5,51%, cao hơn tốc độ bình quân chung cả nước (3,65%)

Cùng với đó, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2023 vượt 10,7% dự toán trung ương giao và vượt 6,1% dự toán hội đồng nhân dân các địa phương giao, tỷ lệ vượt thu ngân sách cao hơn 5,1 điểm phần trăm so với bình quân của cả nước.

Xem thêm

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương

Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Nếu giải ngân vốn đầu tư công tốt thì khả năng đến cuối năm là hết tiền

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có báo cáo với Thủ tướng về khả năng dự báo năm nay và 2025 đối với việc lượng vốn thực tế có thể giải ngân được so với tổng hạn mức của kế hoạch đầu tư công trung hạn. Theo ước tính, năm nay chúng ta có thể thiếu hơn 100.000 tỷ đồng...

Vốn FDI 4 tháng đầu năm vào Việt Nam đạt 9,27 tỷ USD

Vốn FDI 4 tháng đầu năm vào Việt Nam đạt 9,27 tỷ USD

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/4/2024 bao gồm: vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước...

Khánh thành hai dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Khánh thành hai dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Hai dự án này được kỳ vọng khi đưa vào khai thác sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội cho các địa phương có cao tốc đi qua, giảm tải áp lực giao thông cho quốc lộ 1, kích cầu tiềm năng du lịch khu vực Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận...

Nỗ lực không ngừng vì một tương lai bền vững

Nỗ lực không ngừng vì một tương lai bền vững

Tại Diễn đàn nhịp cầu phát triển Việt Nam (Vietnam Connect Forum) 2024 mới đây, bà Lâm Thúy Nga, Giám đốc toàn quốc Khối Khách hàng doanh nghiệp lớn, HSBC Việt Nam đã chia sẻ góc nhìn của HSBC về vai trò của tài chính trong việc xây dựng một tương lai bền...

Có thể bạn quan tâm

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Năm 2024 thực sự là một năm bội thu đối với cổ đông Masan Consumer với những bước tiến vượt bậc, doanh nghiệp này không chỉ khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành hàng tiêu dùng mà còn mang đến những niềm vui bất ngờ cho các nhà đầu tư...

GS.TS. Phạm Hùng Việt giới thiệu công trình nghiên cứu khoa học công nghệ về giá trị khoa học và tính ưu việt của các bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị bệnh gan, mật của các dân tộc vùng Tây Bắc

Cần sự chung tay nhiều bên để tài sản trí tuệ đi vào cuộc sống

“Chuyển giao tri thức và thương mại hóa tài sản trí tuệ không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm của chúng ta trong việc tạo ra giá trị bền vững từ tri thức. Điều này đòi hỏi sự chung tay của nhiều bên, từ các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, cơ quan quản lý đến các nhà đầu tư và tổ chức hỗ trợ”...

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị 4 giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn đầu tư công

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết việc giải ngân vốn đầu tư công vừa qua gặp nhiều khó khăn, nổi bật là vấn đề vật liệu thông thường phục vụ cho thi công các công trình lớn. Thứ trưởng cũng nêu ra các nhóm giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn...