Việt Nam cần chuẩn bị gì để “lót ổ” đón “đại bàng"?

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung cho biết, thời gian qua, Việt Nam rất cố gắng để vận động, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học công nghệ...

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều ngày 4/5, báo chí đặt câu hỏi với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về những điểm mạnh, điểm yếu của Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đối với những lĩnh vực như bán dẫn và các ngành công nghệ chip

Trả lời câu hỏi trên, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung cho biết, thời gian qua, Việt Nam rất cố gắng để vận động, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Thực tế có 3 yếu tố chính tác động đến khả năng thu hút các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới đầu tư vào Việt Nam.

Đầu tiên theo ông, đó là các yếu tố khách quan gồm tình hình địa chính trị - kinh tế thế giới, khu vực và Việt Nam. Xu hướng đầu tư và dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, các vấn đề về an ninh.

Ngoài ra, các yếu tố chủ quan đến từ phía doanh nghiệp, nhà đầu tư, bao gồm: chiến lược, mục tiêu phát triển. Mức độ phù hợp và ưu tiên đối với địa bàn đầu tư, kinh doanh, nguồn lực và khả năng triển khai.

Cuối cùng là sự sẵn sàng của Việt Nam trong thu hút các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới, quan trọng nhất gồm bao gồm: thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực.

Liên quan đến sự sẵn sàng của Việt Nam, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về thể chế, Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Đặc biệt, Việt Nam đã và đang xây dựng nhiều cơ chế đặc thù ưu đãi đầu tư hấp dẫn cho các công ty, tập đoàn công nghệ, trong đó có ngành chip, bán dẫn.

"Các dự án đầu tư ngành bán dẫn thuộc lĩnh vực công nghệ cao, được áp dụng các ưu đãi cao nhất trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam," lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay.

Xét về cơ sở hạ tầng, Việt Nam đã và đang hoàn thiện cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu của ngành công nghiệp bán dẫn. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ đang được tập trung đầu tư đồng bộ, hoàn thiện (đường bộ, đường thủy và đường không).

Ngoài ra, Quy hoạch và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bảo đảm ưu tiên cung cấp điện ổn định cho các dự án đầu tư và hướng tới phát triển năng lượng bền vững.

Cùng với đó, Việt Nam đang tập trung phát triển các khu công nghệ cao. Chẳng hạn, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia và các khu công nghệ cao đã được đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và có các cơ chế, chính sách ưu đãi - hỗ trợ, sẵn sàng các điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp vào hoạt động.

Về vấn đề nguồn nhân lực, Việt Nam đang có những đơn vị nghiên cứu, đào tạo uy tín trong lĩnh vực bán dẫn như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, Đại học Đà Nẵng, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Cùng với đó là các doanh nghiệp lớn có nguồn lực và sẵn sàng hợp tác phát triển ngành bán dẫn như Viettel, VNPT, FPT, CMC.

Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn, đảm bảo cung cấp 50.000 nhân lực chất lượng cao cho ngành bán dẫn đến năm 2030.

Cũng theo Thứ trưởng Đỗ Thành Trung, bên cạnh 3 yếu tố trên, điều mà các tập đoàn nước ngoài đánh giá rất cao là quyết tâm của Việt Nam trong việc theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, chip, điện tử…

Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã và đang thu hút ngày càng nhiều các tập đoàn công nghệ lớn. Lãnh đạo tập đoàn NVIDIA đã liên tục thăm Việt Nam và cam kết hợp tác về AI và bán dẫn. Các khả năng hợp tác bao gồm xây dựng các trung tâm siêu tính toán tại Việt Nam, đào tạo nhân lực cho AI và công nghiệp bán dẫn, phát triển hệ sinh thái cho nghiên cứu phát triển và khởi nghiệp về AI.

Bên cạnh Hoa Kỳ, các nhà đầu tư từ Hàn Quốc, Nhật Bản... đã đầu tư các dự án cụ thể, tiêu biểu như: Intel, Amkor trong mảng đóng gói, kiểm thử; Marvell, Qorvo, Qualcomm trong mảng thiết kế; Synopsys, Cadence trong việc cung cấp công cụ thiết kế chip bán dẫn…

Xem thêm

Vốn FDI 4 tháng đầu năm vào Việt Nam đạt 9,27 tỷ USD

Vốn FDI 4 tháng đầu năm vào Việt Nam đạt 9,27 tỷ USD

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/4/2024 bao gồm: vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước...

Khánh thành hai dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Khánh thành hai dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Hai dự án này được kỳ vọng khi đưa vào khai thác sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội cho các địa phương có cao tốc đi qua, giảm tải áp lực giao thông cho quốc lộ 1, kích cầu tiềm năng du lịch khu vực Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận...

Nỗ lực không ngừng vì một tương lai bền vững

Nỗ lực không ngừng vì một tương lai bền vững

Tại Diễn đàn nhịp cầu phát triển Việt Nam (Vietnam Connect Forum) 2024 mới đây, bà Lâm Thúy Nga, Giám đốc toàn quốc Khối Khách hàng doanh nghiệp lớn, HSBC Việt Nam đã chia sẻ góc nhìn của HSBC về vai trò của tài chính trong việc xây dựng một tương lai bền...

Có thể bạn quan tâm

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Năm 2024 thực sự là một năm bội thu đối với cổ đông Masan Consumer với những bước tiến vượt bậc, doanh nghiệp này không chỉ khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành hàng tiêu dùng mà còn mang đến những niềm vui bất ngờ cho các nhà đầu tư...

GS.TS. Phạm Hùng Việt giới thiệu công trình nghiên cứu khoa học công nghệ về giá trị khoa học và tính ưu việt của các bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị bệnh gan, mật của các dân tộc vùng Tây Bắc

Cần sự chung tay nhiều bên để tài sản trí tuệ đi vào cuộc sống

“Chuyển giao tri thức và thương mại hóa tài sản trí tuệ không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm của chúng ta trong việc tạo ra giá trị bền vững từ tri thức. Điều này đòi hỏi sự chung tay của nhiều bên, từ các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, cơ quan quản lý đến các nhà đầu tư và tổ chức hỗ trợ”...

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị 4 giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn đầu tư công

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết việc giải ngân vốn đầu tư công vừa qua gặp nhiều khó khăn, nổi bật là vấn đề vật liệu thông thường phục vụ cho thi công các công trình lớn. Thứ trưởng cũng nêu ra các nhóm giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn...