Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ để cho vay mua nhà ở xã hội

Lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói vay mua nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu Chính phủ...

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ để cho vay mua nhà ở xã hội

Đây là một trong những nội dung được Bộ Xây dựng đưa ra tại dự thảo nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội đang được lấy ý kiến các bộ, ngành trước khi trình Chính phủ ban hành.

Theo Bộ Xây dựng, để thực hiện đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội của Chính phủ trong giai đoạn 2021-2030 cần nguồn vốn lên tới 500.000 tỷ đồng. Vì vậy Bộ Xây dựng đang dự thảo nghị quyết về nguồn vốn tín dụng ưu đãi 100.000 tỷ đồng để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay mua, thuê mua, xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở xã hội.

Lãi vay gói tín dụng ưu đãi 100.000 tỷ đồng mua nhà ở xã hội bằng lãi vay đối với hộ nghèo do Thủ tướng quyết định trong từng thời kỳ. Thời gian giải ngân gói tín dụng ưu đãi 100.000 tỷ đồng cho đến khi giải ngân hết gói tín dụng này, nhưng không vượt quá ngày 31/12/2030.

Việc phân bổ giải ngân gói tín dụng ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội dự kiến được thực hiện như sau. Năm 2025 bố trí khoảng 16.500 tỷ đồng; năm 2026 bố trí khoảng 16.500 tỷ đồng; năm 2027 bố trí khoảng 16.500 tỷ đồng; năm 2028 bố trí khoảng 16.500 tỷ đồng; năm 2029 bố trí khoảng 16.500 tỷ đồng; năm 2030 bố trí khoảng 17.500 tỷ đồng.

Đáng chú ý, để thực hiện gói tín dụng ưu đãi 100.000 tỷ đồng, Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ giao Bộ Tài chính rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, cụ thể khả năng phát hành trái phiếu Chính phủ để có vốn cấp cho Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay mua, thuê mua, xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở.

Cũng theo dự thảo, đề xuất Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan phân bổ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho phát triển nhà ở xã hội. Trong quá trình thẩm định chủ trương đầu tư các dự án hạ tầng khu công nghiệp, phải thẩm định việc dành quỹ đất phát triển nhà ở công nhân theo quy định Luật Nhà ở.

Đối với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ giao cơ quan này phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội rà soát, tháo gỡ khó khăn vướng mắc để triển khai hiệu quả chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội.

Ngân hàng Chính sách xã hội xây dựng đề án phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, gửi hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh cho Bộ Tài chính để trình Thủ tướng phê duyệt, cấp bảo lãnh Chính phủ cho Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức phát hành trái phiếu Chính phủ, quản lý nguồn vốn theo quy định.

Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ưu tiên phân bổ 100.000 tỷ đồng cho các dự án phát triển nhà ở xã hội, người mua nhà.

Các địa phương phải có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng… để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển nhà ở xã hội.

Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu. Hiện, nhà ở xã hội đang sử dụng 2 nguồn vốn là gói 120.000 tỷ đồng do các ngân hàng thương mại tự cân đối vốn và vốn do Ngân hàng Chính sách triển khai theo Nghị định 100 về nhà ở xã hội từ ngân sách.

Tuy nhiên, gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng sau hơn 1 năm triển khai có tỷ lệ giải ngân rất thấp vì mức lãi vay, điều kiện vay chưa thực sự ưu đãi với người thu nhập thấp ở đô thị, công nhân khu công nghiệp, bởi lãi suất chỉ thấp hơn 1,5-2% so với lãi suất thương mại.

Hiện gói vay này lãi suất 7%/năm với chủ đầu tư và 6,5%/năm với người mua nhà. Tính đến cuối quý 3 năm nay, có tổng dư nợ là 1.783 tỷ đồng, trong đó khách hàng doanh nghiệp đủ điều kiện vay, đã có 15 dự án ký hợp đồng tín dụng với tổng mức cam kết cấp tín dụng là 4.200 tỷ đồng, dư nợ là 1.633 tỷ đồng.

68 dự án hiện chưa ký hợp đồng tín dụng cho vay theo chương trình 120.000 tỷ đồng, trong đó 57 dự án chủ đầu tư không có nhu cầu vay vốn và 6 dự án đang được các ngân hàng thương mại thẩm định, 5 dự án không đáp ứng điều kiện cho vay.

Đối với người mua nhà, tính tới kết thúc quý 3/2024, nguồn vốn 120.000 tỷ đã giải ngân khoảng 150 tỷ đồng cho người mua nhà tại 12 dự án. Trong khi đó, vay theo Ngân hàng Chính sách xã hội 6,6%/năm. Lãi suất này cũng được đánh giá còn cao so với khả năng chi trả của người dân.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Sức hút của nhà phố biển sở hữu lâu dài Sông Town từ vị trí giao thoa 3 trục đường huyết mạch

Sức hút của nhà phố biển sở hữu lâu dài Sông Town từ vị trí giao thoa 3 trục đường huyết mạch

Đại lộ Hồng Ngọc nối thẳng ra biển Bãi Dài, đường Ngọc Trai kết nối gần hơn tới Sân bay quốc tế Cam Ranh, đường Ngọc Xanh Biển kết nối trực tiếp đến loạt đại tiện ích điểm đến nhộn nhịp, 3 trục đường huyết mạch này đều nối thẳng về nhà phố biển Sông Town – CaraWorld...

Phát triển căn hộ cho thuê giúp kéo giá nhà xuống?

Phát triển căn hộ cho thuê giúp kéo giá nhà xuống?

Căn hộ dịch vụ cho thuê là lựa chọn đầu tư thông minh với tỷ lệ lấp đầy lên đến 80% và nhu cầu tăng cao, đây không chỉ là giải pháp nhà ở mà còn là kênh đầu tư sinh lời hiệu quả trong dài hạn…

Doanh nghiệp có thể đối mặt với khó khăn tài chính khi bảng giá đất tăng

Doanh nghiệp có thể đối mặt với khó khăn tài chính khi bảng giá đất tăng

Bảng giá đất mới của Hà Nội, có hiệu lực từ ngày 20/12/2024, mang đến những thay đổi lớn cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên, không phải tất cả đều được hưởng lợi. Với mức giá đất tăng cao, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các đơn vị nhỏ và vừa, đang đứng trước áp lực tài chính nặng nề….