Đến năm 2040, dự kiến TP. HCM có 13 - 14 triệu dân

Dự kiến trung tuần tháng 3, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP. HCM sẽ tổ chức hội nghị lấy ý kiến chuyên gia về nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố.
Đến năm 2040, dự kiến TP. HCM có 13 - 14 triệu dân

Sở Quy hoạch Kiến trúc TP. HCM vừa có văn bản báo cáo UBND Thành phố về nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung TP. HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.

Theo đó, dự kiến đến trung tuần tháng 3, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP. HCM sẽ tổ chức hội nghị lấy ý kiến chuyên gia về nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố.

Theo nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung TP. HCM đến năm 2040, dự kiến thành phố có 13 - 14 triệu dân (tầm nhìn đến năm 2060 là 16 triệu dân). Cụ thể, khu vực nội thành cũ khoảng 4,5 - 5 triệu người, TP. Thủ Đức 1,9 triệu người (tầm nhìn đến năm 2060 là 3 triệu người), khu nội thành phát triển 2,2 - 2,9 triệu người. Khu ngoại thành khoảng 4,2 - 5,6 triệu người (trong đó, dân số nông thôn khoảng 0,5 triệu người), riêng khu đô thị du lịch biển Cần Giờ khoảng 230.000 người.

Về quy mô đất đai xây dựng đô thị khoảng 100.000 - 110.000 ha. Trong đó, khu nội thành cũ khoảng 14.000 ha, khu nội thành phát triển khoảng 35.000 ha (bao gồm TP. Thủ Đức) và khu ngoại thành khoảng 50.000 - 60.000 ha.

Mục tiêu đến năm 2040, thành phố sẽ hoàn thiện hệ thống hạ tầng kết nối vùng giữa TP. HCM và các địa phương lân cận, cũng như kết nối giữa các khu vực khác nhau của thành phố một cách chiến lược, hiệu quả.

Trọng tâm là phát triển TP. Thủ Đức theo mô hình đô thị sáng tạo tương tác cao, trở thành thành phố kinh tế tri thức và trí tuệ nhân tạo, động lực tăng trưởng của TP. HCM và khu vực.

Đồng thời, phát triển không gian đô thị TP. HCM thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Phát triển đô thị tích hợp với hệ thống giao thông công cộng, định hướng phát triển đô thị mật độ cao, kết hợp với nhiều chức năng khác nhau xung quanh các nhà ga giao thông công cộng sức chở lớn.

Thành phố phát triển cân bằng giữa mở rộng đô thị và tái phát triển các khu đô thị hiện hữu. Hình thành các hạt nhân của các trung tâm như trung tâm tri thức, trung tâm y tế, văn hóa, giáo dục của vùng đô thị và các hạt nhân của các khu đô thị mới…

Song song đó, giữ gìn và định hình bản sắc không gian đô thị, mỗi người dân được đảm bảo nhu cầu nhà ở và dịch vụ công cộng, phát triển quỹ đất cây xanh trong các khu vực hiện hữu… Đảm bảo nguồn cung cấp nước sạch ổn định, đủ lượng nước và đảm bảo chất lượng nước.

Tầm nhìn đến năm 2060, TP. HCM là thành phố đổi mới, sáng tạo, phát triển năng động, tiên phong trong vùng đô thị lớn, trung tâm kinh tế tri thức và giao thương quốc tế của Việt Nam, trung tâm tài chính và dịch vụ của châu Á - Thái Bình Dương.

Hơn nữa, TP. HCM là thành phố có chất lượng sống tốt và môi trường làm việc hấp dẫn, có tính đa dạng văn hóa, bảo tồn di sản và cảnh quan sông nước, có hạ tầng đô thị bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trước đó, ngày 17/11/2020, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP. HCM đã có công văn gửi các sở, ngành đề nghị góp ý nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố và cung cấp thêm thông tin liên quan.

Đến nay, Sở đã nhận được ý kiến góp ý của 5/7 đơn vị. Trong đó, đa số các đơn vị cơ bản thống nhất với định hướng điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố đang được nghiên cứu. Đồng thời, với các chức năng, nhiệm vụ của mình, các sở, ngành đã cung cấp thêm một số pháp lý, thông tin, chỉ tiêu quản lý theo các lĩnh vực liên quan.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…