Trước khi các xã hội nông nghiệp đầu tiên hình thành, vào khoảng năm 10.000 trước Công nguyên, những người săn bắn hái lượm ở sa mạc Đen của Jordan đã làm bánh mì từ các loại củ và ngũ cốc thuần hóa.
Ngày nay, hậu duệ của những chiếc bánh mì đầu tiên đó đã cho thấy bề rộng của truyền thống ẩm thực trên thế giới.
Không chỉ mang hương vị đặc biệt, những chiếc bánh mì được điểm tên dưới đây còn mang tính biểu tượng đặc trưng của từng vùng miền trên thế giới.
Bánh mì Bolani của Afghanistan
Những lốm đốm vàng giòn trên mỗi chiếc bánh Bolani đều được tạo nên một cách hoàn hảo nhưng kho báu thực sự của món bánh mì dẹt yêu thích của người Afghanistan lại ẩn giấu ở bên trong.
Sau khi cán khối bột có men thành một tấm mỏng, những người làm bánh sẽ xếp lớp bánh Bolani cùng với khoai tây, rau bina hoặc đậu làm nhân, sau đó đem chiên giòn trong dầu nóng. Các loại thảo mộc tươi và hành lá tạo thêm hương vị tươi mới cho món bánh mì này.
Bánh Lavash của Mỹ
Món bánh Lavash thường được tặng cho các cặp vợ chồng mới cưới tại Mỹ nhằm mang lại cho họ một cuộc sống sung túc và thịnh vượng.
Để tạo hình những chiếc bánh Lavash truyền thống, những người phụ nữ sẽ cùng nhau cuộn và căng bột. Cần phải có bàn tay thành thạo mới có để đặt những chiếc bánh vào trong lò đất sét hình nón. Những chiếc bánh Lavash sẽ được nướng nhanh chóng dưới sức nóng dữ dội.
Bánh mì tròn Montreal của Canada
Món bánh mì tròn Montreal ra đời vào năm 1919. Những người thợ làm bánh sử dụng những tấm gỗ dài và mảnh để trượt những hàng bánh mì tròn vào lò.
Một số người dân New York nghĩ rằng nơi họ độc quyền về bánh mì tròn nhưng phiên bản bánh mì Montreal của Canada lại là một món bánh ngon hoàn toàn khác.
Bột bánh mì được trộn với trứng và mật ong, sau đó được đun sôi trong nước mật ong trước khi nướng. Khi ăn, bánh Montreal hơi đặc, dai và có vị hơi ngọt.
Bánh mì Thiệu Bình đến từ Trung Quốc
Khi bẻ lớp vỏ bên ngoài của món bánh “shaobing” sẽ lộ ra những lớp vỏ mềm và đậm đà hương vị của lúa mì.
Những người thợ làm bánh Thiệu Bình chuyên nghiệp sẽ nhào và nặn bột mỏng đến mức ra được thành phẩm có 18 lớp trở lên. Sau đó, món bánh mì dẹt của miền Bắc Trung Quốc có thể được thêm nhân ngọt hoặc mặn, từ mè đen đến thịt hun khói hoặc hạt tiêu Tứ Xuyên.
Bánh mì Libba của Ai Cập
Các bộ lạc mang tên Bedouin di chuyển trên các sa mạc rộng lớn của Ai Cập, họ mang theo những bao bột mì để làm bánh mì mỗi ngày khi đốt lửa trại.
Trong khi một số loại bánh mì của các bộ lạc Bedouin được nướng trên tấm kim loại nóng thì bánh Libba được cho trực tiếp vào than hồng. Sức nóng mạnh mẽ sẽ làm khô lớp vỏ giòn tạo thành màu nâu của chiếc bánh.
Bánh mì Sangak đến từ Iran
Món bánh mì dẹt Iran gây nghiện này được nấu trực tiếp trên nền đá cuội nóng. Bề mặt nóng làm cho bột lúa mì có những nốt phồng và tạo ra một độ dai đặc trưng.
Người Iran thường dùng một miếng bánh Sangak bọc vào phô mai mặn và một lá rau xanh thơm sau đó thưởng thức.
Bánh mì Karavai của Nga
Các ngày lễ ở Nga, việc nướng bánh mì trở thành nghệ thuật khi những ổ bánh mì Karavai được trang trí bằng hoa, động vật và những đường nét độc đáo.
Bánh mì Karavai đóng vai trò quan trọng trong các đám cưới với những quy tắc phức tạp trong quá trình nướng bánh: Một người phụ nữ đang có hôn nhân hạnh phúc phải trộn bột và một người đàn ông đã có gia đình sẽ trượt ổ bánh mì vào lò nướng.
Ngay cả hình tròn của chiếc bánh này cũng mang một biểu tượng cổ xưa ở Nga được cho là có từ thời cổ đại, tôn thờ mặt trời.