Doanh nghiệp cần nắm rõ “bệnh” để “cắt thuốc” đúng

Đó là quan điểm của Đại sứ Phạm Sanh Châu tại Chương trình “Bữa sáng Doanh nhân” ngày 23/9 do Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam - VACOD phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hà Nội - HBA tổ chức vào sáng thứ 7 hàng tuần tại Hà Nội…

Theo ông Châu, mỗi doanh nghiệp đều có những đặc thù và vướng mắc khác nhau, do đó người đứng đầu cần biết bệnh của doanh nghiệp mình là gì để tìm công cụ gỡ rối cho phù hợp.

toàn cảnh11.jpg
Toàn cảnh chương trình

ĐỒNG HỢP MALIK - "GỠ BÍ" KHÂU QUẢN TRỊ

Chủ trì chương trình, bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam – VACOD cho rằng, trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc trong vấn đề quản trị. Để tái cấu trúc, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn các phương thức quản trị khác nhau để áp dụng.

“Với mục đích giúp các doanh nghiệp tìm hiểu thêm hình thức quản trị mới, tại chương trình “Bữa sáng Doanh nhân” tuần này, VACOD và HBA phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược (SLEADER) giới thiệu tới các doanh nhân một phương thức quản trị đến từ Thuỵ Sỹ. Hy vọng doanh nghiệp sẽ tìm thấy sự phù hợp ở phương thức này để ứng dụng cho doanh nghiệp mình khi cần”, bà Thuỷ nhấn mạnh.

CHI THUY.jpg
Bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam – VACOD

Chia sẻ về hình thức quản trị mới với nội dung “Đồng hợp: Chìa khóa vạn năng cho các vấn đề của doanh nghiệp”, bà Dương Thu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược (SLEADER) cho biết, Thụy Sỹ đã chinh phục các quốc gia trên thế giới bằng sự phát triển bền vững đáng kinh ngạc: đất nước hòa bình, môi trường thiên nhiên trong lành, thu nhập bình quân đầu người vào loại đứng đầu thế giới, nhiều sản phẩm và dịch vụ đẳng cấp quốc tế… “Để làm nên được những điều kỳ diệu đó, công tác quản lý được quan tâm và chú trọng đặc biệt” – Bà Thu khẳng định.

Đại diện xuất sắc của trường phái quản lý Thụy Sỹ đương đại chính là Giáo sư Fredmund Malik, người đã được Tạp chí Business Week của Mỹ ca ngợi như là một trong những nhà tư tưởng về kinh doanh có ảnh hưởng nhất châu Âu.

Ông đã xây dựng hệ thống quản lý Malik với các mô hình hiện đại bậc nhất châu Âu và thế giới, trong số các công cụ đó, phải kể đến Đồng hợp - một công nghệ quản lý mà việc xây dựng ra nó có thể sánh với việc phát minh ra điện thoại thông minh. Ngay từ khi mới xuất hiện, công nghệ Đồng hợp đã được đón nhận rộng rãi ở châu Âu với hàng nghìn lần áp dụng, sau đó lan đến Trung Quốc và bắt đầu được triển khai ở Việt Nam.

“Công nghệ Đồng hợp Malik là công nghệ độc quyền của Viện Malik, Thụy Sỹ, cho phép đồng bộ và tích hợp trí tuệ, cảm xúc cùng lúc của nhiều người nhằm giải quyết mọi vấn đề của tổ chức một cách nhanh nhất, chính xác nhất” – Bà Thu nhấn mạnh.

z4728147458620_e230266b369b31906fe279550426d113.jpg
Bà Dương Thu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược (SLEADER)

Bà Thu diễn giải, Đồng hợp Malik tìm ra các giải pháp một cách chính xác, đồng bộ, nhanh chóng với sự gắn kết và thấu hiểu của các thành viên chủ chốt, tạo sự đồng thuận cao, tinh thần trách nhiệm và ý chí kiên định trong triển khai thực hiện.

Sau khi Đồng hợp, doanh nghiệp sẽ đạt được các kết quả như: Xây dựng được bộ giải pháp và lộ trình chi tiết thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đặt ra cho tổ chức; Giải pháp mang lại sự đồng thuận cao, từ đó đẩy nhanh quá trình thực thi; Tìm ra “giải pháp đòn bẩy” với việc đầu tư nguồn lực tối thiểu nhưng lại giúp đạt hiệu quả tối đa; 70% các giải pháp và chương trình hành động được thực hiện trong vòng 12 tháng.

Theo bà Thu, doanh nghiệp nên Đồng hợp khi có những dự án kéo dài và tốn kém, không mang lại hiệu quả hay quá trình thay đổi nội bộ chậm chạp… “Hiệu quả của Đồng hợp đã được chứng minh khi được áp dụng hàng nghìn lượt tại nhiều quốc gia trên thế giới, hơn 30.000 người tham gia với hơn 90% phản hồi tích cực” – Bà Thu khẳng định.

ĐỒNG HỢP CÓ LÀ "CHÌA KHOÁ VẠN NĂNG"?

Đặc biệt quan tâm đến công nghệ quản trị này, tuy nhiên bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư TNG Holdings Việt Nam vẫn còn phân vân việc ứng dụng Đồng hợp Malik khác với cách các doanh nghiệp đang quản lý như thế nào?

chi huong 1920.jpg
Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư TNG Holdings Việt Nam

Bà Nguyệt Hường cũng đặt thêm câu hỏi: Trước thực tế hiện nay rất nhiều các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp khối tài chính, ngân hàng… đã thực hiện chuyển đổi số. Vậy công nghệ quản trị Malik sẽ giúp doanh nghiệp như thế nào để đạt hiệu quả cao hơn trong chuyển đổi số?...

Còn ông Phạm Cao Sơn - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển bất động sản Hudland thì cho rằng, công nghệ Đồng hợp Malik đã “gãi đúng chỗ ngứa” của HudLand.

Ông Phạm Cao Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển bất động sản Hudland

Ông Phạm Cao Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển bất động sản Hudland

Theo ông Sơn, hiện nhân sự của HudLand đang thiếu sự kết nối với nhau. Khi ứng dụng phương pháp này sẽ giúp các nhân viên gắn kết với nhau hơn, các nhà lãnh đạo sẽ có thêm thời gian dành cho sự sáng tạo cũng như lên ý tưởng trong công việc – điều mà hiện HudLand cũng đang mong muốn có công cụ thay thế.

Trước những chia sẻ này, sau khi trao đổi và làm rõ các nội dung, TS. Dương Thu khẳng định, khi chúng ta giải quyết vấn đề trên tư duy của cả hệ thống, kết quả sẽ mang tính toàn diện hơn và có hiệu quả hơn so với góc nhìn của chỉ cá nhân một người.

Bà Thu cho biết thêm, Đồng hợp là một trong số những phương pháp của Malik chứ không phải là tất cả. Trong quá trình Đồng hợp, người đứng đầu có thể kết hợp với nhiều công cụ khác như hệ thống quản lý, tích hợp, phân tích độ nhạy, mô hình quản lý tổng thể... “Tuy nhiên Đồng hợp là phương pháp nổi trội nhất để có thể đưa ra một giải pháp mang tính toàn diện và vượt trội, giúp doanh nghiệp đo lường được chi tiết mọi vấn đề” – Viện trưởng Viện SLEADER khẳng định.

Đại sư.jpg
Đại sứ Phạm Sanh Châu

Công nhận phương pháp quản trị Đồng hợp Malik là tốt vì tất cả các nước phát triển đã ứng dụng và thành công. Tuy nhiên, Đại sứ Phạm Sanh Châu cho rằng, để áp dụng công nghệ này một cách hiệu quả nhất, đầu tiên chúng ta phải xác định được vấn đề của doanh nghiệp là gì để soi xem công cụ Malik có phù hợp để ứng dụng không. "Phải biết "bệnh" của doanh nghiệp mình là gì thì mới có thể "cắt thuốc" cho đúng được.” - Đại sứ Châu ví von.

Xem thêm

TS. Dương Thu, Nhà sáng lập, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược (Sleader).

Chương trình "Bữa sáng doanh nhân" 23/9 có gì?

Trong chương trình "Bữa sáng doanh nhân" ngày 23/9, TS. Dương Thu sẽ có những chia sẻ với các doanh nhân của VACOD – HBA về nội dung Đồng hợp như là chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề phức tạp cho các doanh nghiệp…

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024

Nam A Bank chung tay cùng TP.HCM phát triển bền vững

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP.HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 diễn ra từ ngày 24 - 27/9, Nam A Bank tiếp tục chung tay cùng các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đóng góp các giải pháp, sáng kiến hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng...

Ông Đàm Nhân Đức, Kinh tế trưởng đại diện MB nhận giải thưởng Financial Large Cap có hoạt động IR được Nhà đầu tư yêu thích nhất

MB nhận ‘cú đúp’ giải thưởng tại IR Awards 2024

Nhờ triển khai hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả và áp dụng các thông lệ tốt về công bố thông tin minh bạch, Ngân hàng TMCP Quân đội được vinh danh ở hạng hai mục giải thưởng danh giá tại IR Awards 2024...