Doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư vào ngành dược trị giá hơn 7,7 tỷ USD

Việt Nam là một trong 17 nước có tốc độ tăng trưởng ngành dược cao nhất thế giới với quy mô thị trường có thể lên đến 7,7 tỷ USD vào năm 2021. Dư địa tăng trưởng lớn chính là nguyên nhân khiến cổ phiế
Doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư vào ngành dược trị giá hơn 7,7 tỷ USD

Dư địa tăng trưởng lớn chính là nguyên nhân khiến cổ phiếu dược phẩm ngày càng trở nên hấp dẫn nhà đầu tư

Thông tin trên được TS.Võ Trí Thành, Nguyên Viện phó Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương, nêu ra tại Hội thảo “Tiềm năng và Cơ hội đầu tư cổ phiếu ngành dược” do Công ty CP Chứng khoán MB (MBS) và Công ty CP Đầu tư Thảo Dược Xanh tổ chức sáng 9/5 tại TP.HCM.

Thị trường tăng trưởng nhanh, quy mô lớn

TS.Võ Trí Thành cho biết: Quy mô ngành dược toàn cầu năm 2017 lên tới khoảng 1.000 tỷ USD, tập trung chủ yếu tại các nước phát triển như Mỹ (48,1%), châu Âu (22,2%). Tuy nhiên, tỷ lệ này đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ sang các nền kinh tế khu vực Đông Á, Đông Nam Á...

Riêng tại Việt Nam, việc dân số già hóa nhanh cùng với mức thu nhập tăng nên chi tiêu bình quân đầu người cho thuốc cũng tăng mạnh từ mức 38 USD năm 2015 lên khoảng 56 USD năm 2017 và duy trì ở mức tăng ít nhất 14% cho tới năm 2025.

“Dù tăng cao như vậy nhưng so với mức trung bình của thế giới năm 2016 là 147,4 USD/người thì chi tiêu cho thuốc của người Việt Nam vẫn còn rất thấp”, ông Thành cho biết và nhận định: Ngành dược sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng 2 con số trong thời gian tới.

TS.Võ Trí Thành, Nguyên Viện phó Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương

Tuy nhiên, xét về năng lực sản xuất, ngành dược Việt Nam còn yếu khi mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu dược phẩm trong nước, số còn lại phải thông qua nhập khẩu với giá trị nhập khẩu năm 2018 là 2,791 tỷ USD. Riêng quý 1/2019, cả nước chi hơn 570 triệu USD, tương đương hơn 13.000 tỷ đồng để nhập khẩu dược phẩm.

Hiện cả nước có 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc, trong đó 98 tân dược, 80 đông dược và 300 cở sở sản xuất nhỏ lẻ. Hiện chỉ có 18 dây chuyền sản xuất đạt 1 trong 3 tiêu chuẩn PIC/S-GMP, EU-GMP, Japan-GMP là những hàng rào kỹ thuật cao cấp hơn được chào đón rộng rãi trên toàn cầu, phần lớn thuộc sở hữu doanh nghiệp nước ngoài, không đủ tiềm lực tự phát minh thuốc mới.

Sản xuất trong nước chủ yếu là các dạng bào chế đơn giản, sản xuất các loại thuốc generic (sản xuất trực tiếp tiêu thụ trong nước và gia công thuê cho các doanh nghiệp nước ngoài). Trung bình mỗi năm tiêu thụ khoảng 60.000 tấn nguyên liệu dược phẩm các loại, trong đó 80% - 90% nguyên liệu dược phải nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc và Ấn Độ.

Một số “ông lớn” như Vingroup, FPT, Masan Group, Vinamilk, Thế Giới Di Động, Digiworld... đã bắt đầu “nhảy” vào khai thác tiềm năng của ngành dược, từ sản xuất đến phân phối sản phẩm.

Đẩy mạnh khai thác tiềm năng của đông dược

Theo TS.Võ Trí Thành, Việt Nam là nước có tiềm năng rất lớn về đông dược với nguồn gốc dược liệu phong phú (trên 5.000 loài cây và nấm làm thuốc) nhưng hiện sản xuất đông dược mới chỉ chiếm thị phần rất nhỏ 1 – 1,5%.

Trong khi đó, theo WHO, khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển sử dụng y học cổ truyền hoặc thuốc từ thảo dược để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe”, TS.Võ Trí Thành cho biết và đánh giá đây là xu hướng tất yếu mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm, khai thác.

Bác sĩ Trần Văn Năm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Y dược học Dân tộc TP.HCM, cho biết thêm: Ở các nước phát triển, ¼ số thuốc thống kê trong các toa thuốc đều có chứa hoạt chất thảo mộc.

“Việc tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để làm thuốc là một so thế rất được các nhà khoa học quan tâm”, bác sĩ Trần Văn Nam nhấn mạnh.

Theo bác sĩ Năm, Việt Nam có nguồn dược liệu phong phú và đa dạng nhưng vẫn chưa biết hoặc khai thác hết. Hiện Việt Nam mới chỉ tự cung cấp được 25% nguyên liệu phục vụ sản xuất thuốc trong nước, còn lại 75% vẫn phải nhập khẩu, chưa tập trung khai thác các cây – con thuốc quý trong cộng đồng, thậm chí nhiều bài thuốc quý đã bị mai một, thất truyền...

Tuy vậy, điều đáng mừng là bắt đầu có nhiều doanh nghiệp đã thực sự quan tâm, đẩy mạnh đầu tư phát triển vùng nguyên liệu sạch trong nước, bào chế các loại đông dược thành thuốc, trong đó phải kể đến Công ty CP Traphaco. Đây được xem là doanh nghiệp sản xuất đông dược số 1 Việt Nam hiện nay.

Bà Vũ Thị Thuận , Chủ tịch HĐQT TRA, cho biết: Traphaco chọn hướng sáng tạo “dược phẩm xanh” bảo vệ sức khỏe con người với tầm nhìn đến 2020 sẽ là doanh nghiệp dược số 1 Việt Nam về tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và vốn hóa thị trường.

Bà Vũ Thị Thuận , Chủ tịch HĐQT Công ty CP Traphaco, doanh nghiệp đông dược số 1 Việt Nam hiện nay

Theo bà Thuận, để phát triển “dược phẩm xanh”, Traphaco ưu tiên phát triển vùng nguyên liệu xanh và nhà máy công nghệ xanh. Cụ thể, hiện Traphaco có 5 vùng trồng dược liệu: Actiso, đương quy, đan sâm... đạt chuẩn GACP-WHO. Mỗi năm Traphaco sử dụng khoảng 100 loại dược liệu với số lượng trên dưới 4.000 tấn.

“90% trong số này là nuôi trồng và thu hái trong nước. Các sản phẩm chủ lực của Traphaco đều sử dụng dược liệu trong nước”, bà Thuận cho hay.

Một doanh nghiệp khác khi “nhảy” vào thị trường dược phẩm là Vingroup cũng tuyên bố xây dựng “Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Thuốc Vinfa" tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư 2.200 tỷ đồng.

Mục tiêu của Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Thuốc Vinfa là sản xuất và kinh doanh các bài thuốc đông y và các loại thuốc tây y chất lượng tốt, phục vụ thị trường trong nước, hướng tới xuất khẩu. Trong đó, Vinfa đặc biệt đầu tư chiều sâu cho việc nghiên cứu, phát triển và bảo tồn các bài thuốc có nguồn gốc từ dược liệu quý Việt Nam, tiến tới xuất khẩu tinh hoa y học cổ truyền ra thị trường thế giới.

Ông Đặng Đức Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Thảo Dược Xanh, đơn vị sở hữu Hệ thống phân phối thảo dược Green+, cho hay sẽ quyết tâm theo đuổi việc sản xuất, phân phối các loại thảo dược sạch góp phần giúp cho cộng đồng “sống lâu, sống khỏe, sống đẹp”. Hiện các sản phẩm của Green+ như sâm Wisconsin Hoa Kỳ, nấm linh chi, tỏi đen... đều đã có chỗ đứng trên thị trường. Hiện công ty đang tổ chức sản xuất nấm linh chi trên diện tích 5ha tại Bình Dương, khoảng 1,5ha tại Q.12, TP.HCM.

“Với phương châm luôn đổi mới, sáng tạo, tạo sự khác biệt, Thảo Dược Xanh – Green+ đang tập trung đẩy mạnh truyền thông, không chỉ để bán hàng mà còn giúp cho cộng đồng quan tâm chăm sóc sức khỏe bằng thảo dược”, ông Đặng Đức Thành nhấn mạnh.

Hấp dẫn cổ phiếu ngành dược

Ông Nguyễn Đăng Thiện, Công ty CP Chứng khoán MB (MBS) đã dùng từ “tuyệt vời” để nói về dư địa phát triển của ngành dược Việt Nam. Thế nhưng, ông cũng dùng từ “rất buồn” để nói về thị phần của các doanh nghiệp Việt trên thị trường dược khi chỉ có dược Hậu Giang nắm được gần 2% thị phần, còn lại 40% thị phần lớn nhất, giá trị nhất rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài.

Tuy nhiên, ở góc độ một nhà đầu tư, ông Thiện cho rằng: Thời gian qua, chỉ số VN-Index biến động rất mạnh và có thể nói là biến động mạnh nhất trong vòng 10 năm qua nhưng chỉ số sinh lợi của các doanh nghiệp dược niêm yết trên sàn vẫn đạt khoảng 16%, chỉ đứng sau thị trường Trung Quốc. Các cổ phiếu dược vẫn đang được định giá ở mức khá rẻ với P/E ở mức 13.

Việc đánh giá cổ phiếu ngành dược đang đắt hay rẻ, theo ông Thiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó ông đánh giá cao về giá trị thặng dư mà mỗi doanh nghiệp tạo ra. Ở yếu tố này, các doanh nghiệp dược bị đánh giá thấp khi không có nhiều công ty có khả năng sản xuất ra được thuốc mới. Thêm nữa, nguyên liệu phụ thuộc và chi phí đầu vào ngày càng tăng cao, mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt với các công ty dược đa quốc gia, sự giảm sút của kênh OTC, thậm chí rủi ro giá đấu thầu bị siết chặt và chiếm dụng vốn từ các bệnh viện với nhóm ETC… là những thách thức không nhỏ của ngành dược.

“Một nhược điểm khác của cổ phiếu ngành dược là tính thanh khoản thấp”, ông Thiện nhận định và cho biết hiện chỉ có 3 cổ phiếu đảm bảo được tính thanh khoản là Dược Bình Định (DBD), Dược Cửu Long (DCL), Dược Hậu Giang (DHG). “Ngay cả các cổ phiếu lớn như Traphaco  (TRA) thanh khoản cũng rất thấp, trung bình một vài ngàn cổ phiếu mỗi phiên thì các nhà đầu tư muốn tham gia thì cũng rất khó”, ông Thiện nói.

Bà Vũ Thị Thuận , Chủ tịch HĐQT TRA, thừa nhận yếu tố này và cho rằng, chính tiềm năng lớn của cổ phiếu khiến nhà đầu tư muốn nắm giữ và việc giao dịch thuộc quyền quyết định của nhà đầu tư. “Có những công nhân khi chúng tôi cổ phần hóa nắm giữ giá trị cổ phiếu chỉ khoảng 10 triệu đồng thì đến nay, số cổ phiếu này đã có giá trị 4-5 tỷ đồng khiến họ có thể mua được cả biệt thự”, bà Thuận chia sẻ về sự tăng trưởng “thần kỳ” của cổ phiếu TRA.

Bà Thuận cho rằng, nhà đầu tư khi lựa chọn đầu tư cổ phiếu ngành dược nói riêng hoặc các cổ phiếu khác nói chung đều “nhắm” tới tiềm năng, tầm nhìn, chiến lược lược kinh doanh của doanh nghiệp và đặc biệt là nhìn vào người lãnh đạo doanh nghiệp. “Tất nhiên là khi đầu tư cổ phiếu, nhà đầu tư xem xét rất kỹ các chỉ tiêu tài chính, doanh thu, lợi nhuận nhưng yếu tố hấp dẫn chính là tương lai của doanh nghiệp”, bà Thuận khẳng định và xét về yếu tố này, ngành dược có cả một tương lai phía trước khi dư địa phát triển còn rất lớn.

Ông Đặng Đức Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Thảo Dược Xanh

Đồng tình với quan điểm này, ông Đặng Đức Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Thảo Dược Xanh, cho rằng: Ngoài các chỉ số về doanh thu, lợi nhuận thì chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm là những yếu tố quyết định mức độ hấp dẫn của cổ phiếu ngành dược. Ông cũng tiết lộ, dự kiện vào cuối năm nay hoặc chậm nhất là tháng 5/2020 sẽ đưa Thảo Dược Xanh niêm yết trên sàn chứng khoán.

“Với nguyên tắc luôn luôn đổi mới, sáng tạo, tạo sự khác biệt đối với các công ty cùng ngành, chúng tôi tin Thảo Dược Xanh sẽ tạo được dấu ấn và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư”, ông Thành khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...