Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam dài 1541km sẽ có cơ chế đặc thù

Tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc-Nam vừa kết nối hai miền, vừa tạo hành lang kinh tế kết nối các nước trong khu vực như Trung Quốc, Lào, Campuchia nên cần yêu cầu những cơ chế đặc thù, riêng biệt…

Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam là dự án trọng điểm có giá trị lưỡng dụng
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam là dự án trọng điểm có giá trị lưỡng dụng

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh việc yêu cầu các đơn vị rà soát, xây dựng cơ chế đặc thù trong quá trình đầu tư, thi công xây dựng dự án trọng điểm quốc gia này.

Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành đã thảo luận sôi nổi về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đối với phát triển đất nước; phân tích bối cảnh tình hình đất nước và kinh nghiệm quốc tế trong đầu tư, vận hành, hiệu quả kinh tế-xã hội…; các cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý thực hiện chủ trương của Trung ương, đặc biệt đề xuất cần cơ chế đặc thù về huy động nguồn lực và thủ tục đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc-Nam.

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng yêu cầu các đơn vị rà soát lại suất đầu tư, sơ bộ tổng mức đầu tư tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam nhằm đảm bảo chính xác nhất có thể; rà soát và đề xuất các cơ chế đặc thù, đặc biệt cho triển khai dự án, nhất là về huy động nguồn lực và quy trình thủ tục, các chính sách đặc thù, linh hoạt về đất đai, giải phóng mặt bằng, vật liệu xây dựng… với phương châm cơ chế thông thoáng, thủ tục rút gọn, thi công rút ngắn.

img0500-1728093368158178456589-1105.jpg
Thủ tướng yêu cầu các đơn vị nghiên cứu cơ chế đặc thù, đặc biệt đối với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Thủ tướng nhấn mạnh, cần nghiên cứu đề xuất phương án đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc-Nam với hướng tuyến thẳng nhất có thể, tránh các khu dân cư lớn để vừa không phải giải phóng mặt bằng nhiều, vừa tiết kiệm kinh phí, vừa triển khai nhanh, vừa tạo không gian phát triển mới.

Cùng với đó, quy hoạch, bố trí các ga và xây dựng các ga phù hợp, theo hướng hiện đại, tầm nhìn xa, nhưng tránh lãng phí, phát huy công năng, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng các địa phương và cả khu vực.

Tuyến đường sắt này phải được xây dựng phù hợp với quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành, đảm bảo tính kết nối với các hạ tầng, phương thức giao thông khác, như hàng không, hàng hải; có khả năng kết nối các hành lang kinh tế trong nước và kết nối với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Lào, Campuchia…

Giao Bộ Giao thông vận tải lập tổ giúp việc chuyên trách hỗ trợ Tổ công tác của Chính phủ thực hiện xây dựng, triển khai dự án với các nhân sự có chất lượng tốt nhất.

Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo triển khai chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam.

Theo phương án được đề xuất, Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam được đầu tư với tốc độ thiết kế 350 km/h; chiều dài khoảng 1.541 km, đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa. Chiều dài tuyến đường đã rút ngắn khoảng 4km so với phương án trình năm 2019.

Trên toàn tuyến có sẽ được bố trí 23 ga khách với cự ly trung bình từ 50 - 70 km, 5 ga hàng gắn với các đầu mối hàng hoá, phục vụ tốt hậu cần quốc phòng khi có nhu cầu. Tuyến sẽ bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội), qua 20 tỉnh, thành phố và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM), kết nối trực tiếp hai đô thị loại đặc biệt với quy mô dân số lên đến khoảng 10 triệu người, 17 đô thị loại 1 có quy mô dân số từ 500 nghìn người trở lên, chưa kể các đô thị nhỏ hơn.

Thông tin từ Bộ Giao thông vận tải: "Đến nay, vị trí các ga đều đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quy hoạch tỉnh. Phương án bố trí ga nêu trên tương đồng với tuyến đường sắt Bắc Kinh - Thượng Hải, chiều dài 1.318 km, tốc độ thiết kế 380 km/h, bố trí 24 ga".

Tổng mức đầu tư dự án khoảng hơn 67 tỷ USD, dự kiến sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn. Thời gian bố trí vốn trong khoảng 12 năm, mỗi năm bình quân khoảng 5,6 tỷ USD. Theo lộ trình dự kiến, dự án sẽ được trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tháng 10/2024; khởi công cuối năm 2027; phấn đấu hoàn thành toàn tuyến năm 2035.

Dự kiến, giá vé đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam được chia 3 mức phù hợp với khả năng chi trả người dân, nhu cầu và mức độ tiện nghi khác nhau. Trong đó, mỗi km vé hạng nhất dự kiến là 0,18 USD (khoang VIP), hạng hai là 0,074 USD và hạng ba là 0,044 USD. Như vậy, tính trên chặng Hà Nội - TP.HCM, vé hạng nhất khoảng 6,9 triệu; hạng hai là 2,9 triệu và hạng ba là 1,7 triệu đồng.

Xem thêm

Gặp gỡ doanh nghiệp Việt – Nga: Tìm kiếm cơ hội hợp tác

Gặp gỡ doanh nghiệp Việt – Nga: Tìm kiếm cơ hội hợp tác

Trong hai ngày 2 - 3/10, Hội Hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga đã phối hợp với Công ty CP Sản xuất và Thương mại Altai Sibiri tổ chức một cuộc gặp gỡ giữa các doanh nghiệp đến từ vùng Amur (Liên bang Nga) và các doanh nghiệp Việt Nam...

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...