Du lịch hồi sinh sau cơn bạo bệnh - Bài học từ “láng giềng” sau đại dịch SARS

Những bài học giải cứu du lịch của các nước láng giềng trong đại dịch SARS hứa hẹn là những kinh nghiệm vàng để Việt Nam tham khảo, học hỏi, tìm ra những kế sách vực dậy ngành công nghiệp không khói sau cơn bão Covid-19.
Du lịch hồi sinh sau cơn bạo bệnh - Bài học từ “láng giềng” sau đại dịch SARS

SARS và những ký ức không muốn dội lại

Khi “bão Covid-19” có nguy cơ bùng phát toàn cầu, ký ức về đại dịch SARS 2003 khiến ngành du lịch nhiều quốc gia Châu Á kiệt quệ lập tức sống dậy. Theo tính toán của ngân hàng ADB, đại dịch SARS đã gây thiệt hại 18 tỷ USD cho nền kinh tế Châu Á, trong đó du lịch là lĩnh vực chịu nhiều tổn thất nhất. Nhiều điểm đến danh tiếng của khu vực như Thái Lan, Hong Kong, Singapore… đã bỗng chốc trở thành thị trấn ma, không một bóng người. Hàng không, cảng biển tê liệt hoàn toàn.

Hong Kong là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch SARS. Thời điểm đó, hình ảnh về Hong Kong được mô tả như là “bệnh viện khổng lồ” với 7 triệu “bệnh nhân” đeo mặt nạ y tế chuyên dụng để phòng nguy cơ lây nhiễm SARS. Số lượng khách quốc tế đến Hong Kong sụt giảm đến 60%, chuyến bay của các hãng hàng không vào đặc khu hành chính Trung Quốc luôn trống rỗng, tỷ lệ lấp đầy của khách sạn luôn ở mức một con số và ngành bán lẻ Hong Kong rơi tự do, sụt giảm hơn 50%.

Tương tự Hong Kong, SARS cũng là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử ngành du lịch Thái Lan. Số lượng khách quốc tế đến xứ sở Chùa Vàng sụt giảm nghiêm trọng với 70% là khách Châu Âu và 90 % khách Châu Á. Doanh thu của ngành công nghiệp không khói của đất nước nụ cười cũng “ bốc hơi” chóng vánh 1 tỷ USD chỉ trong vòng 9 tháng.

Cùng với Thái Lan, ngành công nghiệp du lịch Singapore cũng lao đao khi đại dịch SARS “ập đến” vào đầu tháng 3 năm 2003. Chỉ sau vài tuần bị SARS bủa vây, lượng khách đến quốc đảo Sư tử đã giảm 74% so với cùng kỳ hằng năm. Các khu du lịch nổi tiếng như Công viên chim hay Sentosa gần như bỏ hoang. Sân bay Changi vốn tấp nập du khách nhất Châu Á trở nên đìu hiu, tỷ lệ lấp đầy khách sạn chỉ còn ở mức 10%.

Du khách chụp ảnh bên ngoài ngôi chùa Wat Chalong- 1 trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Phuket (Thái Lan)
Du khách chụp ảnh bên ngoài ngôi chùa Wat Chalong- 1 trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Phuket (Thái Lan)

Cuộc hồi sinh ngoạn mục

Đối với các quốc gia như Singapore, Thái Lan hay HongKong, du lịch được coi là ngành công nghiệp chủ chốt quyết định sự sống còn của nền kinh tế. Do đó, chính phủ các nước đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để vực dậy du lịch trong cơn “bạo bệnh” SARS.

Singapore là một trong những quốc gia thành công trong việc lôi kéo du khách quay trở lại “quốc đảo sư tử” trong thời đại dịch. Tổng cục du lịch Singapore đã triển khai hai chiến dịch tiếp thị đình đám là “Giải thưởng Singapore tuyệt vời” và “ Bước ra! Singapore” để khôi phục niềm tin với du lịch. “Giải thưởng Singapore tuyệt vời” nhằm thắt chặt vấn đề kiểm soát y tế tại cơ sở du lịch như thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của nhân viên khách sạn hay khu du lịch, vui chơi giải trí; chủ động khử trùng sát khuẩn y tế các điểm đến tham quan, cơ sở lưu trú.

Đối với chương trình “Bước ra! Singapore”, chính phủ của quốc gia này đã mạnh tay chi khoảng 1,1 triệu đô la Mỹ nhằm khuyến khích người dân quốc đảo Sư Tử tự tin bước ra khỏi nhà và trở lại đường phố. Ấn tượng nhất trong chiến dịch này chính là chương trình “Great Singapore Sale 2003” được phát động vào cuối tháng 5. Lễ hội mua sắm kéo dài 6 tuần đã khôi phục doanh thu ngành bán lẻ tăng 6,8% so với tháng trước. Ngay sau khi dịch SARS chấm dứt tại quốc đảo sư tử, Tổng cục du lịch Singapore cùng các doanh nghiệp lữ hành tiếp tục bung ra chương trình Singapore Roars.

Sáng kiến có trị giá tới 115 triệu USD này nhằm mục đích thu hút du khách quốc tế đến từ các thị trường tiềm năng như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ sớm trở lại. Thêm vào đó, Tổng cục du lịch đã sản xuất hơn 3 triệu bưu thiếp có in biểu tượng du lịch cùng các sự kiện du lịch tại Singapore, phát miễn phí cho người dân quốc đảo sư tử, biến họ thành những đại sứ du lịch, sử dụng bưu thiếp để mời người thân và bạn bè quốc tế đến tham quan đất nước mình.

Bức tượng Phật tại Tu viện Po Lin – điểm đến tâm linh nổi tiếng ở Hongkong
Bức tượng Phật tại Tu viện Po Lin – điểm đến tâm linh nổi tiếng ở Hongkong

Một biện pháp mạnh mẽ hơn, Chính phủ Singapore đã cấp gói cứu trợ trị giá 132 triệu USD để hỗ trợ ngành du lịch và vận tải phục hồi sau đại dịch SARS. Với những giải pháp kịp thời, ngành công nghiệp không khói Singapore đã hồi phục thần kỳ. Lượng khách đến Singapore tăng trưởng đột biến tới 76% so với tháng thấp nhất trong 6 tháng bị ảnh hưởng bởi dịch SARS.

Thái Lan cũng triển khai đồng loạt nhiều giải pháp để tạo hình ảnh về quốc gia an toàn và trách nhiệm. Chính phủ mạnh tay cung cấp gói tín dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch gặp khó khăn sau khủng hoảng SARS. Sự vào cuộc mạnh mẽ đó đã giúp ngành du lịch nước này vào năm 2004 phục hồi nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng 16% so với cùng kỳ các năm trước đại dịch SARS.

Cũng chịu tổn thất nghiêm trọng từ SARS, Ủy ban du lịch Hong Kong đã triển khai một chiến dịch phục hồi du lịch toàn cầu được chia thành hai giai đoạn cụ thể. Giai đoạn đầu tiên, Hong Kong triển khai chính sách quảng bá rầm rộ hình ảnh điểm đến an toàn, đồng thời công bố các chương trình ưu đãi bán hàng hấp dẫn để kích cầu tiêu dùng nội địa. Theo đó, quốc gia này đã đưa hàng trăm hãng thông tấn báo chí trong nước và quốc tế đến để đưa tin, nhận định nơi đây đã chấm dứt hoàn toàn dịch bệnh SARS.

Ủy ban du lịch Hong Kong cũng áp dụng chiến dịch “Seeing is believing- Thấy là tin” thông qua việc mời hàng ngàn đại diện thương mại từ thị trường quốc đến để trải nghiệm các tour du lịch và điểm tham quan mới của Hong Kong với chính sách giá phòng giảm mạnh; tổ chức hàng trăm buổi roadshow và sự kiện để công bố hết dịch và quảng bá du lịch, gửi hàng ngàn bức thư đến các trung tâm tổ chức sự kiện và các hãng tàu biển quốc tế để giới thiệu Hong Kong là điểm đến hấp dẫn để tổ chức du lịch MICE. Bên cạnh đó, để kích cầu du lịch nội địa nhiều chương trình ưu đãi giảm giá sâu cũng được triển khai đồng loạt. Đơn cử chỉ một chương trình Welcome Day đã thu hút 2500 khách hàng VIP tới Hongkong trải nghiệm dịch vụ và chính phủ đã thu về 97 triệu USD Hong Kong từ ngày này.

Song hành với các chính sách kích cầu nội địa, Hong Kong còn tổ chức nhiều sự kiện lễ hội lớn, thu hút du khách nước ngoài như lễ hội ánh sáng, lễ hội mùa đông, carnival mùa xuân đồng thời quảng bá sâu rộng hình ảnh công viên Disneyland như thiên đường vui chơi giải trí dành cho gia đình...

Bằng những biện pháp quyết liệt, chính phủ Hong Kong cũng đã đưa ngành công nghiệp không khói của đất nước hồi sinh ngoạn mục với những thành tích ấn tượng mang về doanh thu gần 1.050 tỷ đô Hongkong cho thị trường du lịch nội địa. Và quan trọng hơn cả, HongKong đã giành lại hình ảnh về một điểm đến thân thiện, an toàn, hấp dẫn trong đa số du khách quốc tế.

Xem thêm

Du lịch Việt Nam tìm kế vượt “bão Corona”

Du lịch Việt Nam tìm kế vượt “bão Corona”

Dịch bệnh do virus Corona là một “cú sốc” với ngành du lịch Việt Nam. Bằng nhiều nỗ lực để vực dậy ngành du lịch và đảm bảo an toàn cho du khách, các doanh nghiệp du lịch đang tìm kế vượt bão ngay trong tâm bão corona với nhiều “kịch bản”.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…