Du lịch nước Anh có thật sự… cần tới hoàng gia?

Mặc dù hoàng gia chắc chắn gắn liền với nhận thức quốc tế về nước Anh, nhưng điều này không thể khẳng định rằng liệu một gia đình hoàng gia trị vì có thực sự cần thiết cho du lịch hay không…
Du lịch nước Anh có thật sự… cần tới hoàng gia?

Không thể nào phủ nhận gia đình hoàng gia là một trong số những biểu tượng nổi tiếng nhất của nước Anh. Các cửa hàng lưu niệm tràn ngập hình ảnh hoàng gia, các tờ báo trên khắp thế giới thảo luận về gia đình hoàng gia và các bộ phim truyền hình dựa trên cuộc sống của họ chưa bao giờ… hết “hot”. 

Và bất cứ khi nào người dân chỉ trích gia đình hoàng gia, thì phản hồi thường được lặp đi lặp lại luôn là: “Hãy nghĩ đến ngành du lịch nước Anh!”. 

Đây là câu nói đặc biệt phổ biến trong thời gian gần đây, khi nhiều người tỏ ra thắc mắc rằng làm thế nào mà một quốc gia đang phải đối mặt với các cuộc đình công hàng loạt và khủng hoảng chi phí sinh hoạt nghiêm trọng lại có thể chi trả đến 100 triệu bảng Anh cho lễ đăng quang của Vua Charles Đệ Tam.

Trong một cuộc thăm dò gần đây của YouGov, 51% tin rằng lễ đăng quang không nên do người đóng thuế chi trả. Đối với những người trẻ tuổi, con số này thậm chí còn cao hơn, ở mức 62%. Nhưng những người ủng hộ hoàng gia thường sử dụng ngành công nghiệp du lịch để biện minh cho những khoản chi xa xỉ. 

Bởi có thể nói, gia đình hoàng gia “kéo” du lịch đến với Vương quốc Anh. Theo Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh ước tính, lễ đăng quang vừa qua sẽ mang đến 337 triệu bảng Anh cho nền kinh tế, phần lớn đến từ các khoản chi tiêu du lịch và quán rượu.

Nhưng nếu gia đình hoàng gia biến mất, liệu ngành du lịch nước Anh có đột ngột sụp đổ?

Hoàng gia có thực sự quan trọng cho ngành du lịch?

Một nghiên cứu vào năm 2011 của Visit Britain cho thấy khoảng 60% khách du lịch đến Vương quốc Anh có khả năng đến thăm những địa điểm gắn liền với gia đình hoàng gia. Mặc dù không có dữ liệu cụ thể nào cho những năm gần đây, nhưng vào năm 2022, Visit Britain nhận thấy lịch sử và di sản là hai yếu tố thu hút khách du lịch lớn nhất.

Và mặc dù nhận thức quốc tế về nước Anh chắc chắn gắn liền với gia đình hoàng gia, nhưng điều này không cho chúng ta biết liệu một gia đình hoàng gia trị vì có thực sự cần thiết cho du lịch hay không. 

hoàng gia

Rốt cuộc, lịch sử xung quanh chế độ quân chủ và những địa điểm gắn liền với họ sẽ vẫn sẽ tồn tại ngay cả khi hoàng gia không còn nữa. Các cung điện Ottoman ở Istanbul vẫn là những điểm tham quan cực kỳ nổi tiếng sau 100 năm kể từ khi vương quốc Hồi giáo sụp đổ, cũng như các lâu đài hoàng gia của Pháp hay các cung điện hoàng gia của Trung Quốc.

Thiếu đi gia đình hoàng gia dường như cũng chẳng ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của các quốc gia này, với mỗi quốc gia đều thu hút nhiều khách du lịch hàng năm hơn hẳn Vương quốc Anh.

Trên thực tế, Mỹ là thị trường du lịch lớn nhất của Anh và khách du lịch Mỹ có xu hướng thích thú với những thứ liên quan đến hoàng gia. Nhưng điều này có thể thay đổi với dưới thời trị vì của một quốc vương mới. 

Trong một cuộc thăm dò được thực hiện vào tháng 2/2021, trước khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời, 68% người Mỹ đánh giá rất cao Nữ hoàng và tầm ảnh hưởng của bà. Cuộc thăm dò tương tự lại cho thấy chỉ 34% có thiện cảm với Vua Charles - nhưng điều này đã thay đổi theo hướng có lợi hơn một chút cho Vua Charles sau khi ông đăng quang. Mặc dù vậy 62% người dân ở Mỹ cho biết họ không quan tâm lắm đến việc này. 

Bên ngoài nước Mỹ, các nhóm khách du lịch lớn tiếp theo của Vương quốc Anh thường ít quan tâm hơn đến hoàng gia. Công ty du lịch Travelzoo đã phát hiện vào năm 2016 rằng chỉ 19% người Đức, 15% người Pháp và 10% du khách Tây Ban Nha muốn đến Vương quốc Anh vì chế độ quân chủ và gia đình hoàng gia Anh.

Điểm thu hút du lịch nước Anh 

Thông thường, khi các nhà bình luận thảo luận về những đóng góp của hoàng gia Anh cho du lịch, họ nói về các sự kiện quan trọng như đám cưới, lễ kỷ niệm, lễ đăng quang và đám tang. Mặc dù những sự kiện này thu hút rất nhiều đám đông, nhưng chúng hiếm khi xảy ra và không mang tính đại diện cho toàn ngành du lịch. 

Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đám cưới hoàng gia cải thiện đáng kể hình ảnh và nhận thức về thương hiệu của một quốc gia, nhưng không thể so sánh với các sự kiện thể thao lớn như Fifa World Cup, Super Bowl của Mỹ hay Thế vận hội Olympic. 

Mặc dù các địa điểm hoàng gia rất nổi tiếng, nhưng chúng lại rải rác và cách xa các điểm tham quan nổi tiếng nhất của nước Anh. Trong số mười điểm tham quan miễn phí và trả phí được ghé thăm nhiều nhất ở Anh vào năm 2021, không có điểm nào là địa điểm hoàng gia. Trong đó, điểm tham quan hoàng gia được xếp hạng cao nhất là Tháp Luân Đôn (Tower of London) nhưng chỉ đứng thứ 17 trong danh sách.

Thậm chí, Sở thú Chester còn thu hút được nhiều du khách hơn là Lâu đài Windsor hay Cung điện Buckingham, mặc dù những thống kê này không phân biệt giữa khách du lịch trong nước và quốc tế. Trong cuộc khảo sát du khách gần đây nhất của Windsor, phần lớn khách tham quan đến từ nước ngoài.

hoàng gia

Một nhóm các thành viên Đảng Cộng hoà phản đối chế độ quân chủ đã tranh luận về con số được viết đến rộng rãi rằng hoàng gia đã tạo ra 500 triệu bảng thu nhập du lịch cho nước Anh hàng năm, nhưng bản thân chỉ là một phần nhỏ trong nền kinh tế du lịch trị giá 127 tỷ bảng của Anh.

Nhóm cũng đặt câu hỏi tại sao gia đình hoàng gia lại hầu như không xuất hiện trong các chiến dịch hoặc quảng cáo du lịch của Anh, nếu họ quan trọng đến như vậy đối với nền kinh tế du lịch.

Không thể phủ nhận rằng gia đình hoàng gia làm tăng thêm sức hấp dẫn của Vương quốc Anh như một yếu tố du lịch mang đậm nét lịch sử và di sản nổi tiếng toàn thế giới. Tuy nhiên, điều được thắc mắc ở đây là liệu một chế độ quân chủ trị vì có thực sự cần thiết để duy trì sức hấp dẫn của nước Anh hay không?

Xem thêm

Vua Charles III trong vai trò của một doanh nhân

Vua Charles III trong vai trò của một doanh nhân

Trong nhiều năm, Vua Charles III đã chuẩn bị để bước vào vai trò quốc vương sau triều đại làm nên lịch sử của Nữ hoàng Elizabeth II. Tuy nhiên, vị vua của nước Anh còn nắm trong tay một vai trò khác: Nhà sáng lập cơ sở kinh doanh có tiếng.
Di sản thời trang của Nữ hoàng Elizabeth II

Di sản thời trang của Nữ hoàng Elizabeth II

Trong suốt 70 năm trị vì của mình, vị quốc vương tại vị lâu nhất nước Anh đã để lại dấu ấn rất riêng về sự tinh tế và khéo léo trong việc thể hiện một hình ảnh thương hiệu của riêng mình.

Có thể bạn quan tâm

Madam Pang sở hữu bộ sưu tập hàng hiệu đồ sộ

Người đứng sau đế chế Hermes tại “xứ chùa Vàng”

Madam Pang được người hâm mộ bóng đá biết đến là Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Thái Lan, nhưng có thể nhiều người chưa biết, bà còn là nữ doanh nhân đứng sau “đế chế” thời trang đồ hiệu xa xỉ trên đất Thái…

Rủi ro tiềm ẩn khi chơi Pickleball

Rủi ro tiềm ẩn khi chơi Pickleball

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ, nhưng bộ môn thể thao Pickleball cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây chấn thương khó lường…