EVNGENCO2 - General Electric: Nghiên cứu triển khai các giải pháp số chuyên sâu

GE đã giới thiệu về giải số như: Quản lý hiệu suất tài sản - APM (Asset Performance Management) và Giải pháp tối ưu hóa lò hơi – BoilerOpt; Đánh giá về giá trị làm lợi của giải pháp mang lại đối với từng nhà máy...
EVNGENCO2 - General Electric: Nghiên cứu triển khai các giải pháp số chuyên sâu

Đoàn công tác của GE do ông Haris Check - Giám đốc Thương mại khu vực Châu Âu và Đông Nam Á – GE Hydro làm trưởng đoàn; cùng Giám đốc Vận hành Thương mại toàn cầu – GE Hydro; các Kiến trúc sư về giải pháp Chuyển đổi số của GE Hydro và GE Digital.

hình ảnh về buổi làm việc của GE tại EVNGENCO2 về áp dụng các giải pháp số chuyên sâu

Hình ảnh buổi làm việc.

Đại diện EVNGENCO2 làm việc với đoàn công tác là ông Trần Phú Thái - Chủ tịch HĐQT; các thành viên HĐQT, Ban Tổng Giám đốc; Lãnh đạo các Ban chức năng; Lãnh đạo các Đơn vị thành viên…(Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng, Công ty Nhiệt điện Phả Lại, Công ty CP Thủy điện Thác Mơ, Công ty CP Thủy điện A Vương tham dự trực tuyến).

Trước đó vào ngày 13/12/2022, Đoàn công tác của EVNGENCO2 đã đến Hoa Kỳ thăm và làm việc với GE. Tại đây, cơ quan Tổng công ty và Công ty CP Thủy điện Thác Mơ đã ký kết Biên bản ghi nhớ với GE Digital và GE Hydro.

Theo đó các bên mong muốn hợp tác nghiên cứu tính hiệu quả của giải pháp phần mềm công nghiệp kỹ thuật số với mục tiêu: Lập một báo cáo đánh giá giá trị giải pháp (SVA), trình bày các đặc điểm và lợi ích dự kiến của các giải pháp phần mềm công nghiệp kỹ thuật số được đề xuất.

Thực hiện nội dung của Biên bản ghi nhớ, từ ngày 20/02/2023 GE đã đến khảo sát, xác định giải pháp số phù hợp tại các Nhà máy: Thủy điện Thác Mơ, Thủy điện A Vương và Nhiệt điện Hải Phòng.

Tại buổi làm việc tại trụ sở EVNGENCO2, GE đã giới thiệu về các giải pháp số: Quản lý hiệu suất tài sản - APM (Asset Performance Management); Giải pháp tối ưu hóa lò hơi – BoilerOpt; Đánh giá về giá trị làm lợi của giải pháp mang lại đối với từng nhà máy.

Cụ thể, Giải pháp số Quản lý hiệu suất tài sản – APM giúp giảm chi phí bảo trì theo kế hoạch và ngoài kế hoạch, tăng tính khả dụng và độ tin cậy, mở rộng tuổi thọ thiết bị thủy điện và tăng doanh thu đối với các Nhà máy Thủy điện. Giải pháp tối ưu hóa lò hơi – BoilerOpt giúp phạm vi hoạt động tổ máy trở nên linh hoạt hơn và luôn sẵn sàng khi thị trường yêu cầu, đồng thời giảm thiểu khí thải, sự cố ngừng hoạt động và chi phí bảo trì đối với các nhà máy Nhiệt điện.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Trần Phú Thái – Chủ tịch HĐQT EVNGENCO2 đánh giá cao những giải pháp mà GE đã giới thiệu, đặc biệt là giải pháp tối ưu hóa lò hơi – một trong những vấn đề lớn mà Nhà máy Nhiệt điện quan tâm.

ông Trần Phú Thái phát biểu tại buổi làm việc

Ông Trần Phú Thái - Chủ tịch HĐQT EVNGENCO2 đề nghị trong thời gian tới, GE sẽ tiếp tục hỗ trợ Tổng Công ty tìm ra những giải pháp giúp hiện đại hóa công tác quản trị, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh

Ông Trần Phú Thái đồng thời đề nghị GE hỗ trợ tổ chức các khóa đào tạo chuyên đề, tập trung vào tối ưu hóa vận hành, quản lý hiệu suất thiết bị của các Nhà máy điện; Tổ chức các buổi tham quan trực tiếp tại các Nhà máy điện đã ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số của GE.

Tại buổi làm việc Chủ tịch HĐQT EVNGENCO2 chỉ đạo các Ban chuyên môn, các Đơn vị thành viên phối hợp chặt chẽ với GE hoàn thiện báo cáo đánh giá hiệu quả các giải pháp; Công ty CP Thủy điện Thác Mơ nghiên cứu, triển khai thí điểm giải pháp APM; Công ty CP Thủy điện A Vương nghiên cứu, triển khai module APM - Reliability; Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng, Phả Lại chủ động làm việc với GE để đánh giá hiệu quả giải pháp Tối ưu hóa lò hơi của GE.

Ngoài ra Chủ tịch HĐQT EVNGENCO2 cũng đề nghị các Ban chuyên môn và Tổ công tác Chuyển đổi số EVNGENCO2 nghiên cứu đánh giá các giải pháp số hóa của GE, tham mưu, đề xuất phù hợp lên Ban Chỉ đạo Tổng Công ty để nghiên cứu triển khai áp dụng.

EVNGENCO2: Sôi nổi khí thế ngày làm việc đầu năm mới Ngọc Mai - Trọng Nghĩa

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

Hà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt MỹVNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandico