Năm 2022: Ngành Dệt May dự báo vẫn đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỉ đô la Mỹ

“Dù đơn hàng xuất khẩu dệt may 3 tháng gần đây sụt giảm và tình hình cho thấy sẽ tiếp tục giảm sâu vào 3 tháng còn lại năm nay nhưng dự báo kết thúc năm nay xuất khẩu của “Dệt May vẫn sẽ đạt mục tiêu kim ngạch 44 tỉ USD”, là nhận định ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam...
Năm 2022: Ngành Dệt May dự báo vẫn đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỉ đô la Mỹ

“Dù đơn hàng xuất khẩu dệt may 3 tháng gần đây sụt giảm và tình hình cho thấy sẽ tiếp tục giảm sâu vào 3 tháng còn lại năm nay nhưng dự báo kết thúc năm nay xuất khẩu của “Dệt May vẫn sẽ đạt mục tiêu kim ngạch 44 tỉ USD”, là nhận định ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) đưa ra bên lề cuộc họp báo công bố Ngày hội Cotton Day Vietnam 2022 tại TPHCM vào ngày 30-9

Theo ông Giang, sau 6 tháng đầu năm xuất khẩu tăng cao thì thị trường hàng may mặc các nước quay đầu sụt giảm trong 3 tháng sau đó. Tình hình cho thấy hiện tổng cầu hàng dệt may toàn cầu tiếp tục có những dấu hiệu sụt giảm sâu hơn nữa vào quí cuối cùng của năm, nhất là tại các thị trường lớn là Mỹ và EU… do lạm phát cao khiến người dân hạn chế chi tiêu đáng kể, trong đó may mặc là mặt hàng được cắt giảm chi tiêu nhiều.

ông Giang tại sự kiện Cotton Day 2022

Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (bên phải) phát biểu tại họp báo về Cotton Day 2022

Ngoài ra, các thị trường là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)… vẫn đang áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt chống dịch, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng nguyên, phụ liệu và tiêu thụ sản phẩm dệt may của Việt Nam.

Cùng với đó là tình trạng yêu cầu truy xuất nguồn gốc bông, vải, sợi hay xanh hóa dệt may từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng là những thách thức mà doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang phải đối mặt.

hình ảnh sản xuất tại Công ty CP May Đức Giang

Dù bắt đầu có các dấu hiệu chịu ảnh hưởng từ biến động của các thị trường lớn nhưng sau 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt May ước đạt khoảng 35 tỉ đô la Mỹ, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Giang cho biết thêm, dù tình hình đơn hàng sụt giảm, nhưng các doanh nghiệp trong ngành đã rất năng động và xoay xở khai thác những thị trường mới trong khối FTA khá tốt… Theo ông Giang, trung bình mỗi tháng kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam vẫn đạt 3,8-4 tỉ đô la Mỹ nên khả năng cao kim ngạch xuất khẩu của ngành sẽ đạt được mục tiêu đề ra là 44 tỉ đô la Mỹ vào cuối năm 2022.

Tuy nhiên, ông Giang lưu ý với các doanh nghiệp rằng nguyên liệu đầu vào của ngành dệt may Việt Nam đang phải thay đổi theo hướng xanh, bền vững để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng và các nước nhập khẩu, trong đó đáng chú ý là nguyên liệu bông.

Theo ông Võ Mạnh Hùng, đại diện Hiệp hội Bông Mỹ (CCI) tại Việt Nam, chỉ trong vòng 6 tháng, có hơn 3.000 lô hàng dệt may của các nước nhập khẩu vào Mỹ đã bị cơ quan Hải quan nước này giữ lại để kiểm tra nguồn gốc xuất xứ theo đạo luật chống lao động cướng bức người Ngô Duy Nhĩ (UFLPA).

Theo đó, khi hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ, Hải quan Mỹ có quyền giữ hàng trong vòng 5 ngày để kiểm tra và trong vòng 30 ngày doanh nghiệp phải cung cấp đủ các chứng từ liên quan đến chuỗi cung ứng để chứng minh nguồn gốc lô hàng không có xuất xứ từ bông Tân Cương (Trung Quốc).

Theo ông Hùng, hiện Hải quan Mỹ chưa đưa ra con số cụ thể về việc trong số các lô hàng bị giữ lại có bao nhiêu lô hàng của Việt Nam hay Trung Quốc. Nhưng do chuỗi cung ứng dệt may của Việt Nam có sự gắn bó rất chặt chẽ với Trung Quốc nên ông Hùng đánh giá đây là sự ảnh hưởng khá lớn.

Thông tin thêm đạo luật UFLPA của Mỹ đã có tác động đến ngành dệt may Việt Nam ông Giang cho biết bắt đầu từ quí 1-2022, một số nhãn hàng của Mỹ đã yêu cầu dừng các đơn hàng với doanh nghiệp Việt Nam khi nguồn gốc xuất xứ của vải được sản xuất từ phía Trung Quốc.

Để tránh bị ảnh hưởng bởi đạo luật UFLPA, ông Võ Mạnh Hùng khuyến nghị các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần sớm minh bạch chuỗi ung ứng của mình và bông Mỹ là một trong những lựa chọn thay thế cho bông có xuất xứ từ vùng Tân Cương.

Ngành dệt may ứng phó với rủi ro biến động thị trường xuất khẩu thesaigontimes

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

Hà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt MỹVNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandico