Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Với hơn 7000 DN, khoảng 3 triệu lao động, hiện Dệt May đã trở thành ngành công nghiệp tạo nhiều công ăn việc làm, thu nhập ổn định và đưa Việt Nam nằm trong top 3 các nước sản xuất, xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Thành tựu này không thể thiếu sự đồng hành và những đóng góp quan trọng của Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) trong suốt hơn 23 năm qua (1999 - 2022).

Theo Quyết định số 24/1999/QĐ- BTCCBCP ngày 16/07/1999 của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS)được thành lập.

Đại hội nhiệm kỳ I Hiệp hội Dệt May Việt Nam (21/10/1999 - 10/2001)

Đại hội nhiệm kỳ I Hiệp hội Dệt May Việt Nam (21/10/1999 - 10/2001).

Theo đó, VITAS là tổ chức xã hội – nghề nghiệp, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng của các tổ chức, cá nhân của mọi thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, tiêu thụ, dịch vụ thuộc chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật dệt may Việt Nam.

Góp phần quan trọng trong sự phát triển của Ngành

Thực tế ngay từ những năm đầu thành lập, VITAS đã có nhiều nỗ lực để kiện toàn bộ máy, xác định phương hướng hoạt động là nhằm phục vụ tốt nhất cho các hội viên.

Cụ thể VITAS đã xây dựng chiến lược và các chương trình phát triển ngành dệt may. Đặc biệt, phối hợp với các Bộ ngành, các tổ chức trong và ngoài nước kiến nghị cải thiện môi trường SXKD cho các DN, cải cách thủ tục hành chính, vận động đầu tư nước ngoài vào ngành Dệt May tại Việt Nam;

Xúc tiến mở cửa thị trường xuất khẩu và chống các rào cản thương mại quốc tế, thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, góp phần tích cực trong việc xây dựng thương hiệu dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế. VITAS tích cực tham gia các đoàn đàm phán của chính phủ về các hiệp định thương mại tự do (FTAs), hội đồng tiền lương quốc gia …

Lãnh đạo VITAS thăm quan thực tế sản xuất của hội viên

Trong suốt 23 năm qua, VITAS không ngừng đồng hành cùng doanh nghiệp dệt may Việt Nam vượt qua mọi thách thức.

Có thể khẳng định những hoạt động của VITAS đã góp phần quan trọng trong sự phát triển mạnh mẽ của ngành dệt may Việt Nam. Hiện tại, với hơn 7000 DN, khoảng 3 triệu lao động, dệt may Việt Nam đã trở thành ngành công nghiệp tạo nhiều công ăn việc làm, thu nhập ổn định, đưa Việt Nam nằm trong top 3 các nước sản xuất, xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Đây cũng là ngành có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 2 trong nước, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, góp phần đảm bảo an sinh và trật tự xã hội.

Các hoạt động của VITAS luôn được doanh nghiệp hội viên ghi nhận và hưởng ứng. Từ ngày đầu chỉ khoảng 160 DN, đến nay thành viên chính thức và liên kết của VITAS đã lên tới gần 1000 DN. Với vị thế hiện nay của ngành dệt may và VITAS, con số này được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên hơn nữa trong thời gian tới.

Giúp các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận các phương thức sản xuất cao hơn

Không ngừng mở rộng hội nhập quốc tế, hiện VITAS đã là thành viên và tham gia tích cực vào các hoạt động của các tổ chức quốc tế như: Hiệp hội các nước xuất khẩu Dệt May Thế giới, Liên đoàn May Mặc Thế giới, Liên đoàn May Mặc Châu Á, Liên đoàn Dệt May Đông Nam Á, Liên đoàn Thời trang Châu Á và Liên đoàn các nhà SX dệt may Quốc tế.

VITAS cũng đang hợp tác chặt chẽ với các tổ chức như: Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên Việt Nam, Nhóm tài nguyên nước 2030 của World Bank, Tổ chức Lao động quốc tế, Chương trình Xúc tiến nhập khẩu Thụy Sĩ, Liên minh Toàn cầu vì Mức lương đủ sống, Tổ chức hợp tác phát triển của Đức, Chương trình Xúc tiến nhập khẩu Thụy Sĩ, Công đoàn Hà Lan, Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững và Chương trình vươn tới đỉnh cao ;

Chương trình Năng lượng phát thải thấp, Hiệp hội Bông Hoa Kỳ, Ủy ban An toàn SP Tiêu dùng Hoa Kỳ, Bộ KT, TM và CN Nhật Bản, Hiệp hội NK hàng dệt may Nhật Bản, Hội đồng Dệt May Quốc gia Trung Quốc, Liên đoàn Công nghiệp Dệt Hàn Quốc, Liên đoàn Dệt may Đài Loan, Phòng thương mại và hiệp hội DN các nước tại Việt Nam …

hình ảnh sản xuất của Tổng Công ty May 10

Hơn 20 năm qua VITAS luôn đồng hành, giúp các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận các phương thức sản xuất cao hơn.

VITAS đã phối hợp cùng các tổ chức quốc tế hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc sử dụng hiệu quả nguồn nước, điện và các nguồn tài nguyên khác, giảm thiểu sử dụng hóa chất độc hại, nâng cao trách nhiệm xã hội, đời sống của người lao động, sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường và sức khỏe con người, nâng cao năng lực về quản lý sản xuất, tự chứng nhận xuất xứ.

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong ngành tham gia sâu vào chuỗi cung ứng nói chung và tăng cường đầu tư và các danh mục nguồn cung thiếu hụt, tham gia tích cực vào việc sản xuất vải trong nước nhằm từng bước gỡ “nút thắt cổ chai” của Ngành, giảm dần sự lệ thuộc vào nguồn vải ngoại nhập, gia tăng giá trị của mình và của ngành thông qua việc thỏa mãn các yêu cầu của các FTA thế hệ mới, giúp các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận các phương thức sản xuất cao hơn (OEM, ODM, OBM) và mang lại lợi ích thiết thực cho người lao động.

Hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid 19

Trong 2 năm qua đại Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của hầu hết các DN dệt may, nhiều DN bị hạn chế tiếp cận khách hàng, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, doanh thu giảm mạnh, lao động phải nghỉ việc... Trong suốt thời gian đó, VITAS đã kịp thời nắm bắt tình hình khó khăn của DN, gửi công văn kiến nghị tới Chính phủ, Bộ Y tế về việc hỗ trợ DN dệt may mua/tiêm Vacxin Covid-19;

Cùng 13 hiệp hội ngành hàng lớn nhất nước thuộc các lĩnh vực công nghiệp, thực phẩm, điện tử, chế biến thủy hải sản, đồ gỗ… đã gởi kiến nghị đến Chính phủ, đề xuất chiến lược "Phòng chống dịch theo điểm" phục hồi sản xuất, kinh doanh an toàn trong bối cảnh chống dịch mới, được thống nhất quản lý trên toàn quốc, từng bước phù hợp phục hồi kinh tế mà vẫn kiềm chế được dịch; Tham gia cùng 7 hiệp hội khác kiến nghị về 1 số quy định trong dự thảo hướng dẫn "Thích ứng an toàn với dịch Covid-19; Kiến nghị liên quan đến giấy đi đường và lưu thông hàng hóa.

VITAS đồng thời có công văn gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ KH&ĐT về những kiến nghị hỗ trợ cho DN trong dịch Covid-19 về dừng đóng, miễn, giảm đóng quỹ hưu trí, tử tuất và phí công đoàn.

Về chính sách về thuế- hải quan -thủ tục hành chính ; VITAS các văn bản, kiến nghị gửi VP Chính phủ, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính, Bộ Tư pháp, Bộ Công thương, Hoa Kỳ… để gỡ khó, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong một số vấn đề về thuế, luật lao động, phí cảng biển...

Những hoạt động trên đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi, ký kết được các đơn hàng, đẩy mạnh sản xuất, gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Tổng KNXK hàng dệt may của Việt Nam 2021 đạt 40,45 tỷ USD, tăng 15,36% so với cùng kỳ năm 2020, tăng 4% so với năm 2019, cao hơn 1,45 tỷ USD so với dự kiến.

Trong bối cảnh yêu cầu thời đại là sự phát triển toàn diện, gắn kết chặt chẽ quá trình sản xuất với yêu cầu bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống… định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may.

Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn đã ký FTAs. Đối với Doanh nghiệp dệt may, VITAS đề xuất 5 gói giải pháp chính cho phát triển bền vững là: Thích ứng an toàn, linh hoạt với Dịch Covid ; Giải pháp về Thị trường; Giải pháp Phát triển Nguồn nhân lực; Giải pháp về Công nghệ số và Tuân thủ các quy định về Lao động & Môi trường.

Ngày hội Lao động sáng tạo Dệt May: Lan tỏa tôn vinh những giải pháp, phong trào sáng kiến sáng tạo PV, VITAS

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

Hà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt MỹVNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandico