Ra mắt Mạng lưới Chuyên gia ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông

Trường Đại học Điện lực và Khoa Điện tử - Viễn thông đã tổ chức Lễ ra mắt Mạng lưới Chuyên gia ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông.
Ra mắt Mạng lưới Chuyên gia ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông
Nguyễn Lê Cường, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực phát biểu tại buổi lễ

Nguyễn Lê Cường, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực phát biểu tại buổi lễ

Với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và đẩy mạnh hoạt động hợp tác với các cơ quan, doanh nghiệp, ngày 25/02/2023 Trường Đại học Điện lực và Khoa Điện tử - Viễn thông đã tổ chức Lễ ra mắt Mạng lưới Chuyên gia ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông.

Phát biểu khai mạc buổi lễ, TS. Nguyễn Lê Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực cho biết: Mạng lưới chuyên gia ngành CNKT Điện tử - Viễn thông được thành lập với mục đích tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa Trường Đại học Điện lực, người học với nhà sử dụng lao động và tiếp thu ý kiến các bên liên quan trong quá trình đổi mới chương trình đào tạo ngành CNKT Điện tử - Viễn thông.

TS. Nguyễn Lê Cường gửi lời cảm ơn đến các Chuyên gia tham gia Mạng lưới và mong muốn các Chuyên gia sẽ hợp tác chặt chẽ với Nhà trường trong thời gian tới để nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH, giúp sinh viên tốt nghiệp đáp ứng tốt yêu cầu của Nhà sử dụng lao động và sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông.

Phát biểu tại buổi lễ, TS. Phạm Duy Phong, Trưởng khoa Khoa Điện tử - Viễn thông nhấn mạnh trong những năm vừa qua Khoa Điện tử - Viễn thông đã từng bước nâng cao vị thế và uy tín đối với xã hội, đạt được những thành tích đáng khích lệ trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác phát triển và phục vụ cộng đồng: Chương trình đào tạo ngành CNKT Điện tử - Viễn thông đã được Trung tâm Kiểm định Chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cấp Giấy Chứng nhận Kiểm định chất lượng giáo dục, số lượng và chất lượng tuyển sinh Đại học ngành CNKT Điện tử - Viễn thông, Cao học và Tiến sĩ ngành Kỹ thuật điện tử tăng mạnh; Đội ngũ giảng viên có chất lượng cao, 100% giảng viên của Khoa có trình độ sau đại học, trên 20% có chức danh Phó Giáo sư, trên 60% có trình độ Tiến sĩ, có thể đảm đương tốt nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học; Phát triển mạnh NCKH, hợp tác với các cơ quan, doanh nghiệp, hỗ trợ việc làm cho sinh viên và quyết tâm phát triển bứt phá trong giai đoạn mới.

Ra mắt Mạng lưới Chuyên gia Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông

Ra mắt Mạng lưới Chuyên gia Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông

Mạng lưới Chuyên gia ngành CNKT Điện tử - Viễn thông gồm những nhà Khoa học, nhà quản lý, chuyên gia đến từ các Cơ quan, Doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực ĐTVT, CNTT gồm: Vụ KH&CN, Bộ Thông tin và Truyền thông; Viện Công nghiệp Phần mềm và Nội dung số Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông; Viện Công nghệ Vũ trụ, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - VNPT; FPT Telecom, Tập đoàn FPT; Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Bộ Công an; Viện KHKT Bưu điện; Truyền hình Công an nhân dân, Bộ Công an; Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóa, Bộ Công thương; Công ty Pavana; Tập đoàn CNC Tech; Kobe R&D Center, Kobe Espec Corp, Japan; Công ty Phần mềm CyberTech; Công ty Cổ phần CyberLotus; Tổng Công ty Viễn thông MobiFone; Ban Viễn thông và CNTT, Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Công ty Cổ phần Đo lường Việt Nam - VMA; Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương; Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông COMIT.

Ban Chủ tịch Mạng lưới Chuyên gia ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông ra mắt tại buổi lễ

Ban Chủ tịch Mạng lưới Chuyên gia ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông ra mắt tại buổi lễ

PGS.TS Hà Hải Nam, Phó Viện trưởng Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam, Chủ tịch Mạng lưới chuyên gia nhấn mạnh: Xu hướng công nghệ và đòi hỏi thực tiễn của các cơ quan, doanh nghiệp sử dụng lao động sẽ có tác động rất lớn đến phương pháp giảng dạy trong các Trường Đại học.

Mạng lưới chuyên gia sẽ là thiết chế hiệu quả để gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với thực tiễn, để cho phép các chuyên gia, các đối tác, cơ quan, đơn vị là những người sử dụng lao động có cơ hội để tham gia sâu hơn trong quá trình xây dựng, đổi mới chương trình đào tạo và hợp tác trong đào tạo và NCKH, thực tập, tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp, qua đó góp phần nâng cao chất đào tạo, NCKH của Trường Đại học Điện lực.

Đại diện FPT Telecom, Tập đoàn FPT, ThS. Vũ Thị Khánh Nga, Phó phòng tuyển dụng và Phát triển nhân lực, Phó Chủ tịch Mạng lưới chuyên gia đánh giá cao chất lượng đào tạo và trình độ của sinh viên tốt nghiệp từ Trường Đại học Điện lực, FPT Telecom đã có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Nhà trường từ nhiều năm nay và cho biết Điện tử Viễn thông là lĩnh vực trụ cột của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, có sự phát triển rất mạnh trong thời gian tới, có nhu cầu nguồn nhân lực rất lớn, với thu nhập ngày càng cao.

Là một trong những doanh nghiệp viễn thông hàng đầu tại Việt Nam, hiện nay FPT Telecom có khoảng 17.000 nhân sự, trong đó có trên 200 nhân sự là cựu sinh viên Trường Đại học Điện lực và chủ yếu đến từ Khoa Điện tử - Viễn thông, với số lượng và chất lượng nhân sự tăng mạnh trong những năm gần đây.

Ngay sau buổi lễ ra mắt Mạng lưới Chuyên gia, Trường Đại học Điện lực đã tổ chức Hội thảo đổi mới chương trình đào tạo ngành CNKT Điện tử - Viễn thông. Tại hội thảo, Khoa Điện tử - Viễn thông đã giới thiệu về Khoa, về Chương trình đào tạo và quá trình hiệu chỉnh, đổi mới CTĐT ngành CNKT Điện tử - Viễn thông; Phân tích, đánh giá hiệu quả đào tạo, sự cần thiết hiệu chỉnh CTĐT ngành CNKT Điện tử - Viễn thông; Dự thảo mục tiêu, chuẩn đầu ra, CTĐT ngành CNKT Điện tử - Viễn thông sau khi hiệu chỉnh.

Lãnh đạo Trường Đại học Điện lực và Khoa Điện tử - Viễn thông chụp ảnh lưu niệm với các Chuyên gia và đại biểu tham dự buổi lễ

Lãnh đạo Trường Đại học Điện lực và Khoa Điện tử - Viễn thông chụp ảnh lưu niệm với các Chuyên gia và đại biểu tham dự buổi lễ

Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến tham luận, đánh giá, góp ý của các chuyên gia đến từ các Bộ ngành, Trường Đại học, Học viện, Viện Nghiên cứu, các Doanh nghiệp, trong đó tập trung vào: Nhu cầu nguồn nhân lực, vị trí việc làm, yêu cầu về trình độ, năng lực của sinh viên tốt nghiệp ngành CNKT Điện tử - Viễn thông; Mục tiêu, Chuẩn đầu ra, Chương trình đào tạo ngành ngành CNKT Điện tử - Viễn thông sau khi hiệu chỉnh. Đây là những ý kiến rất hữu ích, là cơ sở quan trọng để đổi mới CTĐT ngành CNKT Điện tử - Viễn thông.

Cũng tại hội thảo, các đại biểu đã tham quan sản phẩm khoa học công nghệ của Khoa Điện tử - Viễn thông, Trường Đại học Điện lực như: Công tơ điện tử; Máy trợ thở; Hệ thống cảnh báo, giám sát trạm biến áp từ xa; Hệ thống đánh giá độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối; Hệ thống điều khiển, giám sát đèn chiếu sáng thông minh; Máy đo điện trở tiếp đất, Mô hình nhà thông minh, Robot dùng cho đào tạo về giáo dục STEM, Máy in 3D, Bộ công cụ học tập kỹ thuật điện tử.

Xây dựng mạng lưới Chuyên gia và Đổi mới Chương trình đào tạo là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH và phát triển công nghệ của Trường Đại học Điện lực. Năm 2023, Trường Đại học Điện lực đã có sự phát triển mạnh mẽ về Tiêu chuẩn chất lượng được công nhận, Dạy học, Công bố bài báo khoa học, Nhiệm vụ khoa học công nghệ & sáng chế, Người học và Cơ sở vật chất. Theo Bảng xếp hạng các trường đại học của Việt Nam (Viet Nam’s University Rankings - VNUR) năm 2023, Trường Đại học Điện lực xếp thứ 25 toàn quốc và xếp thứ 15 về Tiêu chuẩn dạy học trên bảng xếp hạng Top 100 Trường Đại học Việt Nam.

Năm học 2023, Trường Đại học Điện lực dự kiến tuyển sinh 3.650 chỉ tiêu PV

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...