Thủy điện Trung Sơn tiếp tục thực hiện đại tu tổ máy H3 theo phương pháp RCM

Chủ động chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị chính Thủy điện Trung Sơn phối hợp với Nhà thầu dịch vụ Công ty CP Thủy điện A Vương, bố trí đủ nhân lực, vật tư, phương tiện, dụng cụ thi công phù hợp cho công tác đại tu, nhằm đảm bảo hoàn thành công tác đại tu tổ máy H3 đúng tiến độ và kế hoạch...
Thủy điện Trung Sơn tiếp tục thực hiện đại tu tổ máy H3 theo phương pháp RCM

Theo đó từ ngày 06/02/2023, Thủy điện Trung Sơn đã phối hợp với Trung tâm dịch vụ kỹ thuật – Công ty CP Thuỷ điện A Vương thực hiện đại tu tổ máy H3. Công tác đại tu thiết bị tổ máy H3 được thực hiện theo phương pháp sửa chữa, bảo dưỡng, tập trung vào độ tin cậy RCM, là một quá trình đảm bảo các nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng được thực hiện một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí, đảm bảo độ tin cậy của thiết bị và an toàn.

Kiểm tra, bảo dưỡng tủ điều khiển dao cách ly 233-1 pha A

Kiểm tra, bảo dưỡng tủ điều khiển dao cách ly 233-1 pha A tại Thủy điện Trung Sơn.

Các hạng mục đại tu tổ máy H3 của Thủy điện Trung Sơn bao gồm: Sửa chữa, bảo dưỡng khối thiết bị của tổ máy, tính từ cửa nhận nước đến cửa xả hạ lưu, ngăn lộ trạm phân phối 220 kV và khoảng vượt… ; thí nghiệm và sửa chữa các tồn tại khiếm khuyết của hệ thống thiết bị được phát hiện trong quá trình vận hành cũng như trong quá trình dừng tổ máy kiểm tra…

Thủy điện Trung Sơn kiểm tra bảo dưỡng các ổ của tổ máy H3

Cán bộ kỹ thuật Kiểm tra, bảo dưỡng các ổ của tổ máy H3

Theo Thủy điện Trung Sơn, quá trình thực hiện theo phương pháp sửa chữa, bảo dưỡng, tập trung vào độ tin cậy RCM, phân tích, đánh giá tình trạng hệ thống/thiết bị để lựa chọn cách thức bảo dưỡng tập trung vào độ tin cậy cho nhà máy thủy điện.

Trước đó năm 2022, Thủy điện Trung Sơn đã thực hiện đại tu tổ máy H1-H2 theo phương pháp RCM đem lại hiệu quả và hiệu suất vận hành cao.

Trên cơ sở kinh nghiệm đại tu các tổ máy H1-H2, Thủy điện Trung Sơn đã chủ động chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị chính và phối hợp với Nhà thầu dịch vụ Công ty CP Thủy điện A Vương bố trí đủ nhân lực, vật tư, phương tiện, dụng cụ thi công phù hợp cho công tác đại tu, nhằm đảm bảo hoàn thành công tác đúng tiến độ và trước kế hoạch được giao.

Kiểm tra, bảo dưỡng tủ điều khiển nước chèn trục tổ máy H3

Tiến hành Kiểm tra, bảo dưỡng tủ điều khiển nước chèn trục tổ máy H3

Thực tế công tác sửa chữa bảo dưỡng thiết bị, đặc biệt là sửa chữa lớn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp các tổ máy phát của nhà máy thủy điện đảm bảo vận hành an toàn, ổn định, tin cậy, đạt hiệu suất cao, đáp ứng yêu cầu huy động của Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia; chuẩn bị sẵn sàng trước mùa lũ.

Lãnh đạo EVNGENCO2 làm việc với Thủy điện Trung Sơn nhằm thực hiện tốt kế hoạch năm 2023 Trung Sinh

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...