HVACR Vietnam 2023 - Triển lãm thương mại duy nhất cho ngành cơ điện lạnh sẽ trở lại vào tháng 7

Triển lãm HVACR Vietnam 2023 sẽ chính thức trở lại vào tháng 7 tại Hà Nội
HVACR Vietnam 2023 - Triển lãm thương mại duy nhất cho ngành cơ điện lạnh sẽ trở lại vào tháng 7

Đây là triển lãm thương mại duy nhất cho ngành HVACR tại Việt Nam. Qua sự kiện, Informa đặt sứ mệnh mang đến cho nhà sản xuất, nhà phân phối cùng khách mua hàng doanh nghiệp cơ hội để trưng bày các giải pháp, công nghệ tiên tiến, duy trì và tạo những mối quan hệ kinh doanh sâu rộng, đồng thời tiếp cận vô vàn sáng kiến, xu hướng mới trong ngành.

trien lam 1

Triển lãm HVACR Vietnam thu hút nhiều khách tham quan chuyên ngành trong lĩnh vựcHVAC, Điện lạnh & Tòa nhà Thông minh

Năm 2022, Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng GDP cao nhất trong suốt 12 năm qua. Theo Tổng cục Thống kê, GDP của Việt Nam vượt ngưỡng 400 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,02%. Con số này chứng minh cho sự phục hồi vững chắc của nền kinh tế Việt Nam, bất chấp dư chấn hậu đại dịch và bất ổn kinh tế toàn cầu. FDI là động lực chính cho sự tăng trưởng này. Tính đến tháng 12/2022, tổng số vốn đầu tư nước ngoài FDI ước đạt 22.4 tỉ USD, tăng 13.5% so với cùng kỳ năm ngoái (Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, 2023).

Kết quả trực tiếp của FDI là yêu cầu cải thiện cơ sở hạ tầng để hỗ trợ việc mở rộng các thành phố và trung tâm sản xuất công nghiệp. Số lượng và chất lượng các hệ thống HVAC sẽ cần được nâng cao để phục vụ cho tất cả mọi ngành, đồng thời đảm bảo tiêu chuẩn y tế, sức khỏe và môi trường.

Bên cạnh đó, sự thúc đẩy cơ sở hạ tầng kỹ thuật số ở Việt Nam cũng đóng góp vào việc nâng cao nhu cầu về công nghệ HVAC chuyên cho các trung tâm dữ liệu và máy chủ. Trong tương lai, doanh nghiệp cần phải xem xét tác động và các giải pháp khả thi để kiểm soát sự lây lan vi-rút truyền bệnh thông qua hệ thống thông gió của tòa nhà. Việc nâng cấp các hoạt động của tòa nhà, bao gồm hệ thống vận hành nhiệt, thông gió và điều hòa không khí là sẽ trở nên vô cùng bức thiết để giảm những rủi ro lan truyền trong không gian.

trien lam 2

Các máy móc hiện đại luôn là điểm nhấn

thu hút sự quan tâm từ

khách tham quan

Được đánh giá là điểm đến hấp dẫn với nhiều cơ hội kinh doanh tiềm năng, Triển lãm Quốc tế lần thứ 15 về Ngành HVAC, Điện lạnh & Công nghệ Tòa nhà Thông minh tại Việt Nam (HVACR Vietnam 2023) sẽ trở lại vào ngày 25 - 27/07/2023 sắp tới. Đây là một phiên bản đặc biệt trong hành trình lưu diễn khắp hai miền đất nước, trước khi phiên bản tiếp theo – HVACR Vietnam 2024 trở lại bùng nổ tại SECC, TP. Hồ Chí Minh vào năm tới.

HVACR Vietnam 2023 sẽ trưng bày trên tổng diện tích 3.000 m2. Triển lãm hứa hẹn thu hút hơn 150 đơn vị trưng bày, đến từ hơn 20 quốc gia/ vùng lãnh thổ dẫn đầu về công nghệ trong ngành như Mỹ, các quốc gia châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Trung Quốc, Thái Lan,…

Với uy tín sau nhiều năm tổ chức thành công, HVACR Vietnam 2023 dự kiến hội tụ hơn 3.000 khách tham quan thương mại. Trong phiên bản lần này, HVACR sở hữu một danh mục sản phẩm trưng bày đa dạng, bao gồm Linh kiện/phụ tùng máy điều hòa; Quạt gió, Thiết bị/phụ tùng lắp ráp, Tự động hoá, Hoá chất; Kho lạnh; Bộ điều kiển, điều nhiệt; Bộ điều khiển van gió; Ống thông gió, miệng gió, van gió và nhiều thiết bị, máy móc khác. Triển lãm được nhiều công ty hàng đầu trong và ngoài nước tin tưởng lựa chọn để trưng bày như Công ty TNHH AUX, Klarwind, Superlon Việt Nam,…

Đặc biệt, lần đầu tiên, công nghệ HVACR cho Trung tâm Dữ liệu (Data Center) xuất hiện trong chương trình triển lãm. Nhờ sự quan tâm từ chính phủ và nhu cầu ngày càng tăng của doanh nghiệp, cuộc đua về giải pháp lưu trữ đang diễn ra vô cùng sôi động tại nước ta.

Năm 2021, Việt Nam được đánh giá là một trong 10 đơn vị mới nổi trên Thị trường Trung tâm Dữ liệu toàn cầu, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CARG) ấn tượng ở mức hai chữ số, đạt trên 14,64% đến năm 2026 (Research and Markets, 2021). Nền kinh tế đang chuyển dịch từ truyền thống sang trực tuyến một cách nhanh chóng hơn bao giờ hết. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu về trung tâm dữ liệu sẽ sớm bùng nổ. Đó là lý do Informa Markets quyết định đưa công nghệ HVACR về Trung tâm Dữ liệu vào danh mục triển lãm, mở ra nhiều hội kinh doanh mới.

Theo chia sẻ của ông BT Tee – Tổng Giám đốc Informa Markets Việt Nam: Trong kỷ nguyên công nghệ, mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn cần cân nhắc sử dụng dịch vụ về Trung tâm Dữ liệu. Việc thuê ngoài nguồn lực của Trung tâm Dữ liệu giúp doanh nghiệp truy cập trực tuyến nhanh và an toàn hơn, tiết kiệm chi phí vận hành và tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh. Chúng tôi chọn HVACR Vietnam để ra mắt công nghệ về HVACR cho Trung tâm Dữ liệu, một khi Trung tâm Dữ liệu được đưa vào hoạt động, các hệ thống thông gió, làm mát – những sản phẩm của ngành HVACR sẽ đóng vai trò không thể thiếu trong việc xây dựng, vận hành các cơ sở này.”

trien lam 3

HVACR Việt Nam là điểm đến tin cậy của các công ty đa quốc gia trong ngành HVACR

Informa Markets Vietnam cam kết cung cấp nền tảng kết nối thương mại bền vững, trở thành cầu nối cho nhà cung cấp và khách hàng doanh nghiệp từ khắp nơi trên toàn cầu. Tự hào là đơn vị tổ chức triển lãm thương mại hàng đầu thế giới, Informa Markets luôn thu hút hàng nghìn lượt tham quan mỗi kỳ triển lãm.

Đặc biệt, hơn 50% khách tham quan chuyên ngành là chủ doanh nghiệp, ban lãnh đạo cấp cao, những người có quyền ra quyết định quan trọng trong tổ chức, mang lại nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh. Với phiên bản lần này, HVACR Vietnam 2023 chắc chắn là một sự kiện đáng mong đợi để doanh nghiệp tham gia, tiếp cận công nghệ, máy móc hiện đại và kiến thức mới trong ngành.

trien lam 4

Triển lãm quốc tế lần thứ 15 về ngànhHVAC, Điện lạnh & Công nghệ tòa nhà thông minh tại Việt Nam

Thời gian: 25 – 27/ 07/ 2023

Giờ mở cửa: 9:00 – 17:00 hàng ngày

Địa điểm: Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E Hà Nội, 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, Việt Nam

Website: https://hvacrvietnam.com/

Email: hvacrvietnam.mkt@informa.com

Điện thoại: +84 28 3622 2588

Informa Markets Vietnam và Hội đồng năng lượng gió toàn cầu (GWEC) tổ chức sự kiện về năng lượng gió tại Việt Nam Nghiêm Lan

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

Hà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt MỹVNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandico