FDI vào bất động sản đạt chưa tới 1 tỷ USD

10 tháng đầu năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản, bao gồm cả vốn cấp mới và tăng thêm chỉ đạt trên 982 triệu USD, chưa bằng một nửa mức thu hút của cả năm ngoái (2,39 tỷ USD
FDI vào bất động sản đạt chưa tới 1 tỷ USD

Lĩnh vực kinh doanh bất động sản thu hút thêm 46 dự án cấp mới 

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính chung 10 tháng năm 2016, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, bao gồm cả cấp mới và tăng thêm đạt khoảng 17,6 tỷ USD, bằng 91,3% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, vốn đăng ký mới là 12,26 tỷ USD, bằng 98,7% so với cùng kỳ năm 2015, còn vốn thăng thêm là 5,34 tỷ USD, bằng 77,9% so với cùng kỳ năm 2015.

Như vậy, so với cùng kỳ, cả vốn FDI đăng ký thêm và cấp mới đều sụt giảm. Lý do cơ bản là vì năm nay không có nhiều dự án quy mô lớn như năm ngoái, chứ không phải vì Việt Nam trở nên kém hấp dẫn hơn so với các địa điểm đầu tư khác trong khu vực.

Hơn thế, tuy vốn đăng ký sụt giảm nhưng giải ngân vốn FDI đạt khoảng 12,7 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2015.

Đáng chú ý, số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn tiếp tục là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài nhất, với 842 dự án đầu tư đăng ký mới và 691 lượt dự án điều chỉnh vốn, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 12,84 tỷ USD, chiếm 72,9% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 10 tháng qua.

Trong khi đó, lĩnh vực kinh doanh bất động sản dù đứng ở vị trí thứ hai nhưng chỉ có 46 dự án cấp mới, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm trên 982 triệu USD, chiếm 5,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. Con số này chưa bằng một nửa so với mức thu hút 2,39 tỷ USD của cả năm ngoái.

Tính về đối tác, Hàn Quốc vẫn tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,62 tỷ USD, chiếm 31,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Trong khi đó, Nhật Bản đã vươn lên đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,92 tỷ USD, chiếm 10,9% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Còn Singapore đang đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,73 tỷ USD, chiếm 9,8% tổng vốn đầu tư.

Theo Nguyên Đức/Đầu tư 

Có thể bạn quan tâm

Cơ hội vàng bứt phá cho bất động sản hàng hiệu Việt Nam

Cơ hội vàng bứt phá cho bất động sản hàng hiệu Việt Nam

Sự hiện diện của các thương hiệu quốc tế không chỉ đánh dấu bước ngoặt mới cho bất động sản hàng hiệu tại Việt Nam, mà còn đưa thị trường này tiến gần hơn tới tiêu chuẩn quốc tế, sánh ngang với các đô thị đẳng cấp trong khu vực…

Bất động sản dễ “vỡ bong bóng”

Bất động sản dễ “vỡ bong bóng”

Nhiều chuyên gia cho rằng thị trường bất động sản vẫn còn tồn tại những yếu tố tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là vấn đề giá cả, cơ chế pháp lý và sức chống chịu của doanh nghiệp…

Ban lãnh đạo OBC Holdings trong sự kiện ra mắt thương hiệu và công bố dự án A&K Tower

Ra mắt thương hiệu OBC Holdings và công bố dự án A&K Tower

Ngoài dự án A&K Tower sẽ được đưa ra thị trường trong quý 3 năm nay, OBC Holdings còn giới thiệu 5 dự án lớn khác sẽ được triển khai trong giai đoạn 2025 - 2030 với quy mô hàng nghìn căn hộ cao cấp, biệt thự và khu thương mại dịch vụ…

Giải mã xu hướng đầu tư bất động sản thế hệ mới

Giải mã xu hướng đầu tư bất động sản thế hệ mới

Livehouse là mô hình bất động sản được phát triển để phù hợp với xu hướng tích hợp giữa lưu trú, kinh doanh và sinh hoạt đô thị hiện đại. Tuy nhiên, mô hình này vẫn cần hoàn thiện về pháp lý và hạ tầng để đảm bảo tính bền vững...