FLC Faros muốn thoái toàn bộ vốn tại Vườn thú Faros

CTCP Xây dựng FLC Faros (mã: ROS) vừa thông qua chủ trương chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại CTCP Đầu tư và Phát triển Vườn thú Faros.
FLC Faros muốn thoái toàn bộ vốn tại Vườn thú Faros

Theo đó, FLC Faros muốn chuyển nhượng 22,5 triệu cổ phần tại Vườn thú Faros, tổng giá trị chuyển nhượng theo mệnh giá 225 tỷ đồng. Giá chuyển nhượng theo giá thỏa thuận với nhà đầu tư có nhu cầu nhưng đảm bảo không thấp hơn mệnh giá.

HĐQT cũng giao Tổng Giám đốc chủ động tìm kiếm đối tác có nhu cầu nhận chuyển nhượng cổ phần, đàm phán và quyết định giá chuyển nhượng, thực hiện các thủ tục liên quan.

Trên BCTC hợp nhất quý III/2019 thể hiện, FLC Faros đang nắm giữ 90% vốn điều lệ của Vườn Thú Faros với tỷ lệ biểu quyết 90%.

Công ty Vườn thú Faros được thành lập tháng 11/2015 với tên ban đầu là Công ty Cổ phần Khoáng sản FLC Bình Định. Vốn điều lệ khi đó của doanh nghiệp là 50 tỷ đồng. Đây là doanh nghiệp đã phát triển vườn thú ở Quy Nhơn (Bình Định) nằm trong tổ hợp FLC Quy Nhơn.

Trong cơ cấu vốn của Vườn thú Faros, FLC Faros chiếm 90% cổ phần, ông Lê Văn Sắc nắm 9% và bà Nguyễn Bình Phương giữ 1%. Ông Sắc là người đại diện pháp luật và chủ tịch công ty tại thời điểm thành lập còn bà Phương là Phó tổng giám đốc FLC Faros.

Sau khi đổi tên thành Công ty Vườn thú Faros đã khởi công xây dựng công viên động vật hoang dã Quy Nhơn vào tháng 4/2016 và hoàn thành dự án vào tháng 3/2017. Vườn thú của FLC có diện tích 200 ha, nằm ở xã Nhơn Lý, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, với gần 1.000 loài động vật.

Từ khi khánh thành, kết quả kinh doanh của Công ty Vườn thú Faros không được công bố, mà gộp vào với công ty mẹ là FLC Faros.

Quý III vừa qua, FLC Faros đạt doanh thu thuần 1.179 tỷ đồng, tăng 180% so với cùng kỳ 2018. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế trong kỳ giảm 46% xuống còn 8 tỷ đồng.

Theo lý giải của FLC Faros, lãi ròng sụt giảm vì công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhưng chưa đến thời điểm ghi nhận doanh thu theo quy định. Trong khi đó, một số chi phí phải ghi nhận theo chuẩn mực và luật kế toán.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, FLC Faros đạt doanh thu thuần 3.514 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 76 tỷ đồng. So với kế hoạch cả năm, FLC Faros đã hoàn thành 88% mục tiêu doanh thu nhưng mới chỉ đạt 24% mục tiêu lợi nhuận.

Trước đó, hồi cuối tháng 9, FLC Faros đã mua thêm 9 triệu cổ phần của Vườn thú Faros trong đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn từ 150 tỷ đồng lên 250 tỷ đồng của công ty.

Cùng thời điểm, FLC Faros cũng quyết định tăng vốn điều lệ cho Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Eden Garden từ 290 tỷ đồng hiện nay lên 978 tỷ đồng, tương ứng mức tăng hơn 3,37 lần với hình thức là FLC Faros góp thêm vốn vào Công ty Eden Garden. Hiện FLC Faros đang nắm 100% vốn điều lệ tại Eden Garden.

Đồng thời,  FLC Faros cũng quyết định thông qua chủ trương chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của công ty tại CTCP Đầu tư kinh doanh phát triển Bất động sản FLCHomes (tên cũ là CTCP Đầu tư Du thuyền và sân Golf FLC Biscom). Trong đó, FLC Faros chuyển nhượng tổng cộng gần 57,8 triệucổ phần tại FLCHomes. Tổng giá trị chuyển nhượng theo mệnh giá gần 578 tỷ đồng.

Đồng thời FLC Faros cũng chỉ định công ty con là Công ty TNHH Đầu tư tài chính và Quản lý tài sản RTS nhận chuyển nhượng một phần cổ phần tại FLCHomes – với số cổ phần nhận chuyển nhượng cụ thể là 19.134.400 cổ phần. Số cổ phần Công ty RTS chỉ định nhận chiếm 33,13% tổng số cổ phần mà FLC Faros chuyển nhượng.

Trong một diễn biến liên quan, ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch FLC Faros đã bán 70 triệu cổ phiếu ROS nhằm giảm lưng sở hữu của ông Trịnh Văn Quyết tại đây từ 67,34% xuống còn 55,01% vốn điều lệ.

Nếu tính theo mức giá của ROS tại ngày thực hiện giao dịch (1/10) là 26.200 đồng/cp, việc bán cổ phiếu ROS lần này đã mang về cho ông Trịnh Văn Quyết 1.834 tỷ đồng.

Xem thêm

FLC Faros còn lại gì nếu trả cổ tức 20%?

FLC Faros còn lại gì nếu trả cổ tức 20%?

Tổng lợi nhuận chưa phân phối của CTCP xây dựng FLC Faros (mã: ROS) còn lại trên sổ sách đến cuối năm 2017 là 947 tỷ đồng. Nếu trả cổ tức tỷ lệ 20% cho cổ đông, thì lợi nhuận công ty chỉ còn dư vỏn vẹ

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...