Theo báo cáo của Reuters vào tháng 5, công ty này đang tìm kiếm địa điểm để thiết lập nhà máy sản xuất pin điện tại Mỹ để phục vụ cho các hãng Ford và BMW.
Ford cho biết, việc sử dụng pin LFP cho các mẫu xe điện bán chạy sẽ giúp hãng tiết kiệm được 10% - 15% chi phí nguyên liệu, đồng thời có thể đảm bảo được nguồn cung cấp do các vật liệu dễ kiếm hơn.
Ford quyết định sử dụng pin LFP do CATL cung cấp cho xe diện Mustang Mach-E từ năm sau và tiếp đó sẽ là F-150 Lightning từ năm 2024, đánh dấu một thành công nữa của hãng pin điện Trung Quốc và sự thay đổi về chiến lược của Ford tại thị trường Mỹ.
Với cùng khối lượng, pin LFP thường cho phạm vi hoạt động tối đa thấp hơn so với các loại pin Li-ion khác làm từ Niken và Coban nhưng hiện các nhà sản xuất ô tô gần đây bắt buộc phải sử dụng pin LFP do vấn đề chi phí khi giá các loại vật liệu Niken và Coban tăng mạnh, đồng thời nguồn cung không đảm bảo.
Ford đang đặt mục tiêu đạt tỷ suất lợi nhuận trước thuế 8% trên xe điện vào năm 2026. Công ty tiết lộ thực tế thì hoạt động kinh doanh xe điện hiện tại không có lãi. Ngay cả mức lợi nhuận 8% cũng sẽ thấp hơn mức lợi nhuận hoạt động 14,6% mà Tesla Inc mới báo cáo cho quý thứ hai.
Ford đã đưa ra mục tiêu mở rộng tốc độ sản xuất xe điện hàng năm lên 600.000 xe trên toàn cầu vào cuối năm 2023 và hơn 2 triệu xe vào cuối năm 2026. Hãng dự kiến tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm đối với xe điện sẽ đạt mức cao nhất 90% đến năm 2026, tăng hơn gấp đôi so với dự báo tốc độ phát triển của ngành.
Vào tháng 3, Ford cho biết sẽ tăng chi tiêu theo kế hoạch cho xe điện từ năm 2026 lên 50 tỷ USD so với mục tiêu trước đó là 30 tỷ USD, đồng thời tổ chức lại hoạt động của mình thành các đơn vị riêng biệt tập trung vào xe điện và xe chạy bằng xăng. Công ty này cũng đang làm việc với LG Energy Solution và đối tác pin lâu năm SK Innovation.