Ghi nhận có 4.892 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 5

Tháng 5/2021 ghi nhận có 4.892 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Ghi nhận có 4.892 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 5

Theo báo cáo từ Cục Đăng ký kinh doanh – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 5/2021 ghi nhận có 4.892 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm 2020, chủ yếu ở lĩnh vực: giáo dục và đào tạo giảm 27,7%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội giảm 25%; khai khoáng giảm 17,3%; nghệ thuật, vui chơi và giải trí giảm 16,7%. Có 3.400 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2020; 4.234 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể, tăng 37,3%; 1.279 doanh nghiệp đã giải thể, chấm dứt tồn tại, tăng 33%.

Tuy nhiên trước diễn biến mới của dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp đang phải thích ứng và linh hoạt tổ chức lại phương thức hoạt động để thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, giữ an toàn cho người lao động, đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tháng 5/2021 cũng ghi nhận 13/17 lĩnh vực có số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm 2020, trong đó: kinh doanh bất động sản tăng 60,4%; giáo dục và đào tạo tăng 53,5%; thông tin và truyền thông tăng 41,4%. Một số lĩnh vực chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 cũng ghi nhận số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng như: dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác tăng 11,6%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 8,4%; nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 13,2%. Đây là một nỗ lực lớn của cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư.

Chính phủ Việt Nam với quyết tâm cao nhằm đẩy lùi dịch bệnh, xác định việc phòng dịch vẫn là yếu tố cơ bản, đồng thời phải phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc và an sinh xã hội, tạo sự lạc quan về môi trường kinh doanh tiếp tục được duy trì, khẳng định Việt Nam có khả năng có thể đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động bình thường. Ngày 30/4/2021, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố Chỉ số Môi trường kinh doanh EuroCham (Business Climate Index – BCI) quý I/2021 đạt 73,9 điểm phần trăm, đây là số điểm cao nhất được ghi nhận kể từ quý III/2019, trước khi đại dịch COVID-19 tác động hệ thống thương mại, đầu tư toàn cầu. Mặt khác, ngày 21/5/2021, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s Global Ratings thông báo về việc giữ nguyên hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, nâng triển vọng từ ổn định lên tích cực. Như vậy, từ khi đại dịch bùng phát đến nay, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được cả ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm gồm Moody’s, S&P và Fitch đồng loạt nâng triển vọng lên tích cực. Đây là một trong những yếu tố tích cực củng cố niềm tin vào môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam trong tháng 5/2021.

Tại các tỉnh có dịch bệnh diễn ra phức tạp như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Yên Bái, Quảng Nam, Hà Nam, Thái Bình…tình hình hàng hóa trên thị trường cũng cơ bản ổn định; nguồn cung hàng hóa vẫn đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, giá cả ổn định, không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá. Đặc biệt, ở Bắc Giang, dù thông tin tiêu cực về diễn biến lây lan trong một khu công nghiệp lớn trên địa bàn huyện Việt Yên đã được phát đi, song ở các siêu thị, trung tâm thương mại không hề xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá, cũng không có tình trạng người dân đi mua gom, mua dồn hàng hóa dự phòng. Các mặt hàng thiết yếu như: gạo, dầu ăn, nước mắm, mì gói, nước rửa tay, khẩu trang… luôn luôn có đầy đủ, đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng.

Tại Hà Nội, từ ngày 5/5/2021, thực hiện Chỉ thị số 11/CT-UBND của Chủ tịch UBND TP Hà Nội về tăng cường thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, Sở Công thương Hà Nội tăng cường công tác quản lý, tránh đầu cơ, thổi giá; kiểm tra, kiểm soát hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả hàng nhái, đặc biệt là các mặt hàng phục vụ công tác phòng, chống dịch. Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội cũng tăng cường kiểm tra giám sát tại các chợ, siêu thị, nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm minh tình trạng găm hàng, tăng giá…

Bộ Công thương cho biết sẽ tiếp tục theo dõi và chỉ đạo các đơn vị tại địa phương thực hiện các giải pháp bình ổn, khuyến khích doanh nghiệp duy trì dự trữ hàng. Đồng thời theo dõi sát diễn biến thị trường hàng hóa để kịp thời có phương án xử lý các bất ổn về cung cầu. Mặt khác, phối hợp với các doanh nghiệp phân phối lớn để có phương án điều tiết nguồn cung hàng hóa khi cần thiết hoặc hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng nông sản vào vụ thu hoạch; đẩy mạnh công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng góp phần bảo vệ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…