Giá nhà tại TP. HCM rẻ thứ 2 thế giới

Báo cáo “Global Living 2019” của CBRE về thị trường nhà tại 35 thành phố lớn trên toàn cầu cho biết giá nhà trung bình tại TP. HCM ở mức hơn 103.000 USD/căn.
Giá nhà tại TP. HCM rẻ thứ 2 thế giới

Con số này chỉ cao hơn mức tại thành phố rẻ nhất được khảo sát là Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ (khoảng 97.400 USD). Theo số liệu từ CBRE, giá nhà tại TP. HCM tăng trưởng khoảng 2% trong năm qua, thuộc top 5 thị trường tăng giá thấp nhất.

Trong phân khúc bất động sản cao cấp, giá tại TP. HCM đạt 403.270 USD/căn, xếp thứ 25/35 khu vực được khảo sát. Tăng trưởng dân số và việc làm nhanh chóng được CBRE nhận định đang tạo ra nhu cầu cao đối với nhà ở mới. Các khu vực mới của TP. HCM sẽ được mở ra nhằm phát triển một số cơ sở hạ tầng quan trọng đang được tiến hành hoặc dự kiến tiến hành, bao gồm tuyến metro.

Trên thế giới, Hồng Kông tiếp tục là thị trường bất động sản đắt đỏ nhất trên thế giới với mức giá trung bình hơn 1,2 triệu USD/căn. Thị trường này cũng sở hữu phân khúc bất động sản cao cấp đắt nhất với mức trung bình gần 6,9 triệu USD/ căn. 

Hồng Kông hiện có 17.790 căn nhà ở tư nhân đã hoàn thành trong năm 2018. Tuy vậy, con số này vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu khi dân số của thành phố gia tăng. Diện tích đất eo hẹp của thị trường này là nguyên nhân quan trọng dẫn tới giá nhà cao và đẩy các nhà đầu tư Hồng Kông tới các nơi khác như Anh, Mỹ, Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan hay Việt Nam, theo CBRE.

So với khảo sát của năm ngoái, top 4 đắt nhất năm nay không có sự khác biệt, bao gồm Hồng Kông, Singapore, Thượng Hải và Vancouver. 

Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển nhanh nhất trong khu vực và có khả năng thu hút FDI rất lớn. Năm 2017, FDI đổ vào nền kinh tế hơn 90 triệu dân này là 36 tỷ USD, thiết lập một kỷ lục mới. Tăng trưởng GDP Việt Nam đã đạt trên 7% trong năm 2018.

Trong đó, TP. HCM được xem là khu đô thị lớn nhất Việt Nam và là trung tâm kinh tế của cả nước. Thành phố này được ca ngợi như là một thung lũng Silicon châu Á vì có cơ sở hạ tầng, công nghệ, và chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, thu hút các công ty trong và ngoài nước đổ dồn đầu tư.

Điều này khiến cho dân số và việc làm tăng nhanh dẫn đến nhu cầu về nhà ở tăng mạnh. Phần nào của nhu cầu đã được đáp ứng bởi thị trường chung cư, nổi lên một cách thành công trong những năm gần đây.

Dù kinh tế phát triển mạnh mẽ và nhu cầu của người dân cao nhưng giá cả ở TP. HCM vẫn được đánh giá là mềm hơn các thành phố khác trong khu vực.

>>Thị trường bất động sản 2019: Phân khúc nào đang chiếm ưu thế?

Có thể bạn quan tâm

Cơ hội vàng bứt phá cho bất động sản hàng hiệu Việt Nam

Cơ hội vàng bứt phá cho bất động sản hàng hiệu Việt Nam

Sự hiện diện của các thương hiệu quốc tế không chỉ đánh dấu bước ngoặt mới cho bất động sản hàng hiệu tại Việt Nam, mà còn đưa thị trường này tiến gần hơn tới tiêu chuẩn quốc tế, sánh ngang với các đô thị đẳng cấp trong khu vực…

Bất động sản dễ “vỡ bong bóng”

Bất động sản dễ “vỡ bong bóng”

Nhiều chuyên gia cho rằng thị trường bất động sản vẫn còn tồn tại những yếu tố tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là vấn đề giá cả, cơ chế pháp lý và sức chống chịu của doanh nghiệp…

Ban lãnh đạo OBC Holdings trong sự kiện ra mắt thương hiệu và công bố dự án A&K Tower

Ra mắt thương hiệu OBC Holdings và công bố dự án A&K Tower

Ngoài dự án A&K Tower sẽ được đưa ra thị trường trong quý 3 năm nay, OBC Holdings còn giới thiệu 5 dự án lớn khác sẽ được triển khai trong giai đoạn 2025 - 2030 với quy mô hàng nghìn căn hộ cao cấp, biệt thự và khu thương mại dịch vụ…

Giải mã xu hướng đầu tư bất động sản thế hệ mới

Giải mã xu hướng đầu tư bất động sản thế hệ mới

Livehouse là mô hình bất động sản được phát triển để phù hợp với xu hướng tích hợp giữa lưu trú, kinh doanh và sinh hoạt đô thị hiện đại. Tuy nhiên, mô hình này vẫn cần hoàn thiện về pháp lý và hạ tầng để đảm bảo tính bền vững...