Giảm phát thải nhà kính phải đi đôi với xanh hoá ngành công nghiệp

Giảm phát thải nhà kính đang là mục tiêu hàng đầu trong ngành xây dựng để từng bước đi lên con đường phát triển bền vững...

Ngành xây dựng tập trung giảm phát thải nhà kính. Ảnh minh hoạ
Ngành xây dựng tập trung giảm phát thải nhà kính. Ảnh minh hoạ

Theo báo cáo đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam (NDC) năm 2022, mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất, chất thải và các quá trình công nghiệp Việt Nam đã đến năm 2030 là 15,8% (khoảng 146,3 triệu tấn CO2 tương đương) và đóng góp có sự hỗ trợ của quốc tế 43,5% (khoảng 403,7 triệu tấn CO2 tương đương).

Còn tại Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 7/1/2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon, đến năm 2030, ngành xây dựng phải giảm 74,3 triệu tấn CO2, chiếm 13% so với tổng lượng giảm phát thải đối với quá trình công nghiệp và sử dụng năng lượng trong sản xuất vật liệu xây dựng, tòa nhà. Tuy nhiên theo NDC 2022 thì lượng đóng góp giảm phát thải khí nhà kính của ngành xây dựng sẽ tăng cao hơn.

Hiện nay, ngành xây dựng đóng góp vào phát thải khí nhà kính quốc gia từ hai nguồn chính. Nguồn thứ nhất là phát thải từ quá trình công nghiệp gọi tắt là IP (phát thải khí nhà kính thông qua các phản ứng hóa học) trong sản xuất vật liệu xây dựng, phần lớn là sản xuất xi măng, khí nhà kính phát thải trong quá trình nung clinker.

Nguồn phát thải chính thứ hai từ quá trình sử dụng năng lượng là nhiên liệu hoá thạch cho các hoạt động và vận hành sản xuất, thương mại gọi là phát thải trực tiếp, thuộc nhóm phát thải năng lượng.

Trước sự phát thải nhà kính của ngành xây dựng nói riêng và cả nền kinh tế nói chung, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra cam kết cùng cộng đồng quốc tế thực hiện phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 tại Hội nghị COP26. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng và để đạt được cần rất nhiều nguồn lực trong nước và quốc tế, cần sự chung tay cùng thực hiện của cả nền kinh tế.

Tại COP27 diễn ra tại Ai Cập vào tháng 11/2022, Việt Nam một lần nữa tái khẳng định cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050 và thể hiện rõ nỗ lực của Việt Nam trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Tham gia COP28 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã nhấn mạnh, chuyển đổi xanh cùng với chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam để phát triển nhanh, bền vững, chuyển đổi nền kinh tế từ nâu sang xanh. Việt Nam tập trung và mong muốn đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực này.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp, quỹ đầu tư tiếp tục coi Việt Nam là địa chỉ để gửi gắm niềm tin, Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các nhà đầu tư trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

z4999028720508-4be52c8e33c5e6f5df6fc01d56516fc3-7755.jpg
PGS.TS. Vũ Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Bộ Xây dựng

Chia sẻ tại hội thảo “Chuyển đổi xanh ngành công nghiệp - Kiểm kê khí nhà kính: Nền tảng cho lộ trình giảm phát thải”, PGS.TS. Vũ Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Bộ Xây dựng cho biết, để giảm phát thải khí nhà kính cần có các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi mô hình sản xuất để xanh hóa ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, xanh hóa ngành công nghiệp xây dựng góp phần xanh hóa nền kinh tế và thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 như cam kết của Việt Nam.

Với sự hỗ trợ của một số tổ chức quốc tế và tư vấn trong nước, Bộ Xây dựng đã xây dựng dự thảo hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính và đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đối sản xuất vật liệu xây dựng.

Đồng thời, Bộ đang nghiên cứu xây dựng kế hoạch thực hiện giảm phát thải khí nhà kính lĩnh vực quản lý của ngành xây dựng thực hiện theo quy định tại Nghị định 06/2022/NĐ-CP và dự kiến Văn bản sẽ ban hành vào năm 2024.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...