Giới tinh hoa Mỹ và cách tiêu tiền kiểu mới

Cô con gái quyền lực của Donald Trump thích làm vườn, CEO Facebook Mark Zuckerberg chuyên mặc áo thun quần bò khi xuất hiện trước công chúng… Đó là những đại diện cho một tầng lớp tinh hoa mới ở nước
Giới tinh hoa Mỹ và cách tiêu tiền kiểu mới

Ivanka Trump đầu tư cho khu vườn hữu cơ của gia đình, Mark Zuckerberg không chi tiền mua xe hơi hạng sang mà cống hiến tài sản cho các quỹ từ thiện giáo dục và trẻ em, Bill Gates dành phần lớn số tiền trong tổng tài sản hơn 90 tỷ USD để giúp cả thế giới chống lại căn bệnh AIDS, chống lại nghèo đói và cải thiện giáo dục ở các nước nghèo... Đó là những đại diện tiêu biểu của một tầng lớp tinh hoa mới ở Mỹ.

Elizabeth Currid-Halkett, tác giả cuốn The Sum of Small Things, đã miêu tả trong cuốn sách của mình về tầng lớp văn hóa mới đang hình thành này: "Những người có tiền nhưng tiêu tiền rất khác với tất cả tầng lớp xã hội khác". Trong cuốn sách của mình, tác giả đã gọi nhóm người này là “Giai cấp khát khao”.

Tạp chí Time miêu tả “Giai cấp khát khao” của Currid-Halkett là những người không nhất thiết phải giàu có, nhưng có chung quan điểm về ý thức xã hội, đặc biệt là trong cách chi tiêu tiền bạc: Họ không mua hàng hóa vật chất xa xỉ phẩm, họ dành tiền của mình để làm những việc theo họ là có giá trị thiết thực hơn như làm từ thiện, cống hiến cho xã hội hoặc đầu tư vào giáo dục, đầu tư cho môi trường sống. Họ đang định hướng cho một “phiên bản loài người tốt hơn”, ở đó, “một quả cà chua trồng theo cách truyền thống giá 2 USD mang một sức nặng biểu tượng mà một chiếc Range Rover không thể có”.

Xu hướng này ngoài quan điểm của việc xây dựng một ý thức xã hội tốt hơn, còn là phong cách thể hiện sự giàu có khác biệt so với những người vốn vẫn thể hiện đẳng cấp giàu có thông qua việc chi tiêu thật nhiều tiền cho hàng hóa xa xỉ phẩm.

Ngày nay, tầng lớp trung lưu đang chi nhiều tiền hơn cho hàng hóa cao cấp. Họ có đủ tiền để mua túi xách Louis Vuitton, mua những chiếc xe hạng sang như Mecerdes hay thậm chí là Rolls Royce. Điều này đã khiến việc chi tiền mua đồ đắt giá không còn mang nhiều ý nghĩa thể hiện đẳng cấp và sự khác biệt giai cấp nữa.

Cho rằng giờ đây tất cả mọi người đều có thể mua những chiếc túi xách tay được thiết kế riêng hay những chiếc xe mới, người giàu bắt đầu sử dụng những tín hiệu ngầm riêng để thể hiện vị trí xã hội của mình.

Không phải hầu hết người giàu đều đi theo xu hướng này. Vẫn có những người trong giới siêu giàu thể hiện đẳng cấp bằng những chiếc Bentleys hay biệt thự đắt giá. Nhưng một nhóm trong giới này đã thay đổi xu hướng bằng những cách khác. Giới tinh hoa mới xây dựng một tượng đài mới cho nhóm của mình thông qua việc chi tiêu cho kiến thức, xây dựng các trung tâm văn hóa, đầu tư cho giáo dục và các loại hàng hóa hữu cơ.

Có thể thấy rõ sự gia tăng dân số của “Giai cấp khát khao” tại nước Mỹ. Theo số liệu khảo sát chi tiêu tiêu dùng Mỹ được công bố, kể từ năm 2007, nhóm 1% người giàu có của nước này (những người có thu nhập trên 300.000 USD/năm) đã chi tiêu ít hơn vào hàng hóa vật chất. Trong khi đó, nhóm trung lưu (thu nhập từ 70.000 USD/năm) có mức chi cho hàng hóa vật chất ngang ngửa nhóm trên, và xu hướng chi tiêu của họ đang ngày càng gia tăng.

Dần từ bỏ chủ nghĩa vật chất công khai, người giàu Mỹ đang có dấu hiệu đầu tư nhiều hơn cho các hàng hóa phi vật chất như giáo dục, hưu trí và sức khỏe... – những dạng chi tiêu còn tốn kém hơn nhiều so với bất cứ chiếc túi xách nào mà tầng lớp trung lưu có thể mua được.

Nhóm tinh hoa giờ đây cống hiến nhiều nhất cho các dạng chi tiêu không phổ biến, đặc biệt là cho giáo dục. Theo tạp chí Quaz trích dẫn, giới tinh hoa Mỹ dùng 6% tổng tài sản của mình cho giáo dục, trong khi giới trung lưu chỉ dành 1% đầu tư cho giáo dục. Trên thực tế, giới tinh hoa Mỹ đã chi tiêu cho giáo dục tăng 3,5 lần kể từ năm 1996, trong khi giới trung lưu hầu như giữ nguyên mức chi cho lĩnh vực này trong cùng một giai đoạn.

Khoảng cách chi tiêu cho giáo dục giữa tầng lớp trung lưu và giới tinh hoa Mỹ đặc biệt đáng chú ý bởi không giống như hàng hóa vật chất, giáo dục đang ngày càng trở nên đắt đỏ trong những thập kỷ gần đây. Hơn nữa, cần có một khoản dự phòng lớn để chi tiêu cho giáo dục bởi nó cần một quá trình đầu tư lâu dài, nếu không phải là một gia đình khá giả, rất khó để theo đuổi cả một khóa học trị giá đến cả gia tài của người thuộc giới trung lưu.

Theo số liệu khảo sát chi tiêu Mỹ từ năm 2003- 2013, chi phí cho các kỳ học đại học đã tăng lên 80%, trong khi đó chi tiêu cho trang phục phụ nữ chỉ tăng 6% trong cùng kỳ.

“Giai cấp khát khao” không chỉ gói gọn trong giới tinh hoa chiếm 1% dân số Mỹ, đó còn là một xu hướng chi tiêu mới, có thể không đắt đỏ hơn nhưng có những dấu hiệu rõ rệt thể hiện chính họ hơn.

Họ tự xây dựng cho mình một bức tường văn hóa mới và ngầm thể hiện nó ra cho cả thế giới cùng thấy. Có thể nhìn thấy sự khác biệt đó trong hộp cơm trưa mang tới trường của trẻ nhỏ. Trong khi hầu hết các bà mẹ chuẩn bị một bữa ăn với các món ăn chế biến sẵn và không có hoa quả thì ngược lại, hộp cơm của các bà mẹ thuộc nhóm khác biệt này lại được chuẩn bị từ hạt diêm mạch và hoa quả hữu cơ – những thực phẩm tốt cho sức khỏe.

Sự cống hiến cho công việc cũng là một cách thể hiện đẳng cấp kiểu mới của giới tinh hoa Mỹ. Những người càng giàu có, càng nhiều tài sản càng cống hiến thời gian nhiều hơn cho công việc của mình.

Tờ The Guardian từng thống kê số liệu cho biết, CEO Tim Cook của Apple chia sẻ ông làm việc từ 3h45 sáng mỗi ngày. CEO Jeff Immelt của General Electric làm việc 100 giờ mỗi tuần trong suốt 24 năm, còn CEO của Yahoo từng dành đến 130 giờ làm việc mỗi tuần. Với họ, sự giàu có của bản thân không phải ở số tiền có trong két sắt, mà chính ở việc họ cống hiến được bao nhiêu thời gian và khả năng của mình cho xã hội.

Tuy vậy, thật bất ngờ khi những tưởng tư duy và xu hướng chi tiêu khác biệt này của giới tinh hoa Mỹ có thể khiến xã hội trở nên văn minh và tốt đẹp hơn thì tác giả Currid-Halkett, trong cuốn sách của mình, đã khẳng định, nó chỉ khiến bất bình đẳng xã hội trầm trọng hơn rất nhiều. Bởi những người giàu chi nhiều hơn cho giáo dục và y tế sẽ làm gia tăng sự phân chia giai cấp và hạn chế các cơ hội cho trẻ em nghèo.

Theo Infonet.vn

Có thể bạn quan tâm

Khám phá những lễ hội mùa đông đẹp nhất thế giới

Khám phá những lễ hội mùa đông đẹp nhất thế giới

Mùa đông là thời điểm tuyệt vời để khám phá các lễ hội độc đáo trên khắp thế giới. Từ hội chợ Giáng sinh ở London cho đến lễ hội ánh sáng Amsterdam, mỗi sự kiện đều hứa hẹn mang đến trải nghiệm khó quên…

Nhật ký Gapado: Tha thứ!

Nhật ký Gapado: Tha thứ!

Mang danh một nhà văn, tôi phải đến những nơi này, để hiểu thấu được từng nỗi đau của dân tộc tôi và của các dân tộc trên thế giới đã từng trải qua chiến tranh...

Nhật ký Gapado: Đảo mèo hạnh phúc

Nhật ký Gapado: Đảo mèo hạnh phúc

Vẫn tâm trạng háo hức của kẻ đang khám phá vùng đất mới. Sáng thường ngủ dậy muộn nên bữa sáng cũng gần với bữa trưa, xong xuôi tôi ngồi vào bàn viết để ngắm nhìn bầu trời trong xanh trước mặt và đám cây cỏ...

Nhật ký Gapado: Chào xứ Hàn bằng… đặc sản “mùi”

Nhật ký Gapado: Chào xứ Hàn bằng… đặc sản “mùi”

Ra khỏi nhà, khi bước chân đầu tiên của tôi đặt chân lên con đường đất dường như gặp lại tuổi thơ của mình và tôi đã nhìn thấy một cô bé 5 tuổi trong cánh đồng hoa bướm, cô bé đó như đang đuổi bắt một con bướm. Tim tôi đã ngân lên những nốt nhạc...

Khám phá xứ sở thần tiên ở phía tây nam Thổ Nhĩ Kỳ

Khám phá xứ sở thần tiên ở phía tây nam Thổ Nhĩ Kỳ

Từ những bậc thang travertine trắng xóa đến những hồ nước khoáng kỳ diệu, Pamukkale không chỉ là một kỳ quan thiên nhiên mà còn là nơi giao thoa giữa lịch sử, văn hóa và vẻ đẹp huyền bí của Thổ Nhĩ Kỳ…