Cụ thể, trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy Teijin Carbon cho Tập đoàn Teijin (Nhật Bản). Đây là dự án có tổng mức đầu tư 12 triệu USD, trên diện tích 15.300m2.
Dự án này sẽ sản xuất sản phẩm sợi carbon sử dụng cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, công nghiệp ôtô, kỹ thuật nhựa, y tế, thể thao... đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Teijin Frontier đặt mục tiêu doanh thu lên đến 60 tỷ Yen từ bán túi khí ô tô vào năm 2020. Một trong những lý do Teijin Frontier đặt nhà máy sản xuất túi khí ô tô ở Việt Nam là Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu được thông qua. Điều đó sẽ giúp sản phẩm của Teijin Frontier hưởng nhiều ưu đãi khi xuất sang các nước châu Âu.
Hà Nam cũng tổ chức trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Thanh Liêm giai đoạn II cho Công ty Cổ phần bất động sản Capella.
Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Thanh Liêm giai đoạn II, tỉnh Hà Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 3/2019, đồng thời yêu cầu UBND tỉnh Hà Nam tự chịu trách nhiệm lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án.
Dự án trên có quy mô 142,13 ha với tổng vốn đầu tư 942,05 tỷ đồng.
Dự án được thực hiện 50 năm tại phường Thanh Tuyền, TP Phủ Lý và các xã Thanh Thủy, Thanh Phong, Thanh Hà và thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp.
Để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai dự án, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Nguyễn Xuân Đông đã yêu cầu Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, các sở, ngành, địa phương có liên quan hỗ trợ tối đa về chính sách và thủ tục để các dự án được triển khai đúng tiến độ.
Bên cạnh đó, yêu cầu UBND TP Phủ Lý và huyện Thanh Liêm tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt việc giải phóng mặt bằng để sớm bàn giao cho Công ty Cổ phần bất động sản Capella thi công xây dựng khu công nghiệp Thanh Liêm giai đoạn II.
Đến nay, tỉnh Hà Nam có 8 Khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, trong đó đã có 7 Khu công nghiệp đi vào hoạt động, 1 Khu công nghiệp Thái Hà đã hoàn thiện hồ sơ, thủ tục.
Tính đến đầu tháng 5, tỉnh Hà Nam đã cấp mới cho 40 dự án đầu tư, trong đó 16 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) và 24 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư gần 200 triệu USD và gần 3.500 tỷ đồng.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 887 dự án bao gồm 260 dự án FDI và 627 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký gần 3.000 triệu USD và gần 110.000 tỷ đồng.
>>Thị trường bất động sản Phủ Lý, Hà Nam: Ảm đạm vì 'cung vượt cầu'