Hà Nội chuyển công an điều tra loạt dự án nhà ở 'chây ỳ' nộp thuế

Mới đây, HĐND TP Hà Nội vừa có Báo cáo về kết quả tái giám sát tình hình quản lý các dự án sử dụng đất. Nhiều chủ đầu tư chây ỳ hoàn thành nghĩa vụ tài chính đã bị chuyển hồ sơ sang công an để điều tra, làm rõ.
Hà Nội chuyển công an điều tra loạt dự án nhà ở 'chây ỳ' nộp thuế

Tính đến hết tháng 5/2021, trên địa bàn TP còn đến 38 dự án còn nợ nghĩa vụ tài chính với số tiền là 3.767 tỷ đồng. Trong đó, có 22 dự án còn nợ hơn 1.637 tỷ đồng tiền sử dụng đất, 16 dự án đã nộp hết tiền sử dụng đất chỉ còn nợ tiền chậm nộp là hơn 622 tỷ đồng.

Cũng theo báo cáo, nhiều chủ đầu tư dự án sử dụng đất chây ỳ nộp nghĩa vụ tài chính nên cơ quan chức năng đã phải chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để điều tra, làm rõ. Cụ thể là các dự án: Dự án tòa nhà chung cư - văn phòng hỗn hợp số 12 ngõ 115 Định Công (Hoàng Mai) do Công ty TNHH Định Công làm chủ đầu tư. Còn phải trả số tiền sử dụng đất gần 160 tỷ đồng, trong đó hơn 71 tỷ đồng tiền sử dụng đất chưa nộp, gần 89 tỷ đồng tiền chậm nộp. Số tiền nợ chậm nộp gần 89 tỷ đồng được cơ quan chức năng liệt vào hàng “khó thu”.

Dự án Văn phòng - Trung tâm thương mại và nhà ở 52 Lĩnh Nam (Hoàng Mai) của Công ty CP Lilama Hà Nội làm chủ đầu tư nợ tổng số tiền gần 76 tỷ đồng, trong đó tiền sử dụng đất gần 28 tỷ đồng, số còn lại là tiền chậm nộp. UBND quận Hoàng Mai, Chi cục Thuế Hoàng Mai đã 4 lần mới chủ đầu tư tới làm việc, cùng 2 lần đôn đốc nợ; Dự án Khu chức năng đô thị Ao Sào, phường Thịnh Liệt (Hoàng Mai) do Công ty CP đầu tư & phát triển Lũng Lô 5 làm chủ đầu tư nợ nghĩa vụ tài chính lên tới gần 379 tỷ đồng, riêng tiền sử dụng đất hơn 245 tỷ đồng. Dự án tòa nhà hỗn hợp AZ Sky lô đất CN1 Khu đô thị mới Định Công (Hoàng Mai) do Công ty TNHH Đá quý Thế Giới làm chủ đầu tư được nhắc đến với 145 tỷ đồng tiền nợ, trong đó nợ tiền sử dụng đất là hơn 97 tỷ đồng.

Tương tự, Công ty CP Lilama Hà Nội – chủ đầu tư dự án Văn phòng, Trung tâm thương mại và nhà ở tại 52 Lĩnh Nam (Hoàng Mai, Hà Nội) đang nợ ngân sách Nhà nước tổng số tiền là gần 76 tỷ đồng. Trong đó, tiền sử dụng đất gần 28 tỷ đồng và số còn lại là tiền chậm nộp.

Công ty CP Lilama Hà Nội, UBND quận Hoàng Mai, Chi cục Thuế Hoàng Mai đã 4 lần mới chủ đầu tư tới làm việc, cùng 2 lần đôn đốc nợ. Cục thuế Hà Nội, UBND TP Hà Nội cũng đã mời đơn vị tới làm việc nhiều lần nhưng chủ đầu tư không đến. Hiện, hồ sơ dự án đã được chuyển cho cơ quan công an.

Và Công ty CP Xây dựng số 2 – Vinaconex (hiện là Công ty CP Đầu tư và xây dựng Vina 2) cũng được nhắc đến với số tiền nợ là hơn 21 tỷ đồng tiền chậm nộp tại dự án Khu đô thị Kim Văn- Kim Lũ, phường Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội).

Cơ quan thuế đã mời đơn vị đến làm việc tại Chi cục Thuế Hoàng Mai, tại quận Hoàng Mai…nhiều lần nhưng đến nay đơn vị vẫn không nộp số tiền chậm nộp còn lại. Hồ sơ đã được chuyển cho cơ quan công an.

Báo cáo cũng kiến nghị UBND TP Hà Nội tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 15/2018/NQ-HĐND, các kiến nghị giám sát, Kết luận phiên giải trình của HĐND TP... xem xét thành lập tổ công tác liên ngành rà soát, đôn đốc, đề xuất hướng xử lý vướng mắc với từng dự án; Chỉ đạo UBND quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm trách nhiệm giám sát, đánh giá đầu tư đối với từng dự án; Sở TN&MT khẩn trương hoàn thành hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu quản lý đất đai. Sở KH&ĐT khẩn trương xây dựng hệ thống thông tin quản lý dự án ngoài ngân sách để thuận tiện theo dõi. Sở QH&KT tăng cường rà soát tiến độ điều chỉnh quy hoạch từng dự án.

Đôn đốc chủ đầu tư khẩn trương triển khai dự án theo đúng tiến độ cam kết, có kế hoạch, lộ trình khắc phục sai phạm. Làm rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị chậm thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kiến nghị Đoàn giám sát của HĐND TP, trong việc khắc phục tồn tại, vi phạm của các dự án sử dụng đất chậm triển khai được nêu.

Xem thêm

Nhận định thị trường Bất động sản những tháng cuối năm 2021

Nhận định thị trường Bất động sản những tháng cuối năm 2021

Đại dịch Covid-19 ngày càng ảnh hưởng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế Việt Nam cũng đứng trước đầy thách thức và khó khăn. Chính phủ phải điều chỉnh các mục tiêu tăng trưởng, chính sách tài khóa. Thị trường BĐS vì vậy cũng bị ảnh hưởng.

Có thể bạn quan tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Trong bối cảnh ngành bán lẻ cao cấp phát triển mạnh mẽ, xu hướng “xanh hóa” ngày càng phổ biến, Marina Central Tower - tòa văn phòng, trung tâm thương mại mới tại TP.HCM đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều khách thuê nhờ lợi thế đặc biệt…

Các đại biểu tại phiên tọa đàm: Dòng tiền chảy vào phân khúc nhà ở thương mại phía Nam - Nhận diện cơ hội đầu tư

Bất động sản phía Nam “khát” căn hộ vừa túi tiền

Với nền tảng pháp lý từ các luật mới có liên quan, giới phân tích đánh giá, thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ phục hồi và tăng trưởng bền vững. Đặc biệt, sự dịch chuyển về nhu cầu và xu hướng đầu tư đang thể hiện rõ rệt hơn ở các tỉnh lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Sun Urban City Hà Nam không chỉ đơn thuần là một dự án bất động sản, đó là một kiệt tác kiến trúc, một thành phố thu nhỏ, nơi bạn có thể trải nghiệm trọn vẹn những giá trị sống bền vững...

HoREA đã đề xuất một số giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội

HoREA đề xuất giảm mức lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh đề xuất lãi suất cho vay ưu đãi của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội nên từ 3,6% hoặc 5,76%/năm và người mua, thuê mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi với lãi suất từ 3% hoặc 4,8%/năm...