Hà Nội đề xuất thu phí sử dụng đường Vành đai 4: Cao nhất hơn 600.000 đồng/xe

Mức giá sử dụng dịch vụ đường cao tốc cơ sở là 1.900 đồng/xe tiêu chuẩn/km, thời gian dự kiến đưa vào khai thác là năm 2027. Giai đoạn 2054-2056, mức phí sẽ được điều chỉnh lên tới 5.400 đồng/km...

Mức phí sử dụng dịch vụ toàn tuyến Vành đai 4 – vùng Thủ đô giai đoạn 2027-2030 là 214.320 đồng
Mức phí sử dụng dịch vụ toàn tuyến Vành đai 4 – vùng Thủ đô giai đoạn 2027-2030 là 214.320 đồng

UBND thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ Giao thông vận tải, UBND hai tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên thống nhất giá và lộ trình tăng giá dịch vụ sử dụng đường bộ cao tốc áp dụng cho dự án thành phần 3 thuộc dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.

Dự án được đầu tư xây dựng theo phương thức PPP (đối tác công - tư). Việc thống nhất giá và lộ trình tăng giá là cơ sở để hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, trong đó có phương án tài chính, hoàn vốn cho công trình.

Theo UBND thành phố Hà Nội, dự án thành phần 3 có mức giá sử dụng dịch vụ đường cao tốc cơ sở là 1.900 đồng/xe tiêu chuẩn/km, thời gian dự kiến đưa vào khai thác là năm 2027. Lộ trình giá dịch vụ sử dụng đường bộ cao tốc được điều chỉnh tăng 3 năm/lần cho đến khi hoàn vốn.

Giai đoạn 2030-2032, mức giá dự kiến điều chỉnh là 2.100 đồng/km; giai đoạn 2033-2035, tiếp tục điều chỉnh phí thu là 2.400 đồng/km...; đến giai đoạn 2054-2056, mức phí sẽ được điều chỉnh lên tới 5.400 đồng/km.

Với 112,8km chiều dài, mức phí sử dụng dịch vụ toàn tuyến Vành đai 4 – vùng Thủ đô giai đoạn 2027-2030 là 214.320 đồng và cao nhất 609.120 đồng trong giai đoạn 2054-2056.

Ảnh màn hình 2023-11-14 lúc 17.37.23.png

Mức giá và lộ trình điều chỉnh được xây dựng theo phương pháp so sánh với quy định tại Điều 5, Thông tư số 25 của Bộ Tài chính.

Khung phí sử dụng dịch vụ đường cao tốc có tham chiếu khung giá vé của các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía đông theo hình thức BOT giai đoạn 2017-2020 đang được triển khai, cũng như khung giá dịch vụ sử dụng đường bộ được quy định tại Thông tư số 35 của Bộ Giao thông Vận tải.

UBND thành phố Hà Nội cho biết, tính theo khung giá này sẽ đảm bảo khả năng thu hồi vốn và có lợi nhuận cho Nhà đầu tư tham gia thực hiện dự án. Mặt khác, mức thu phí này phù hợp với sức chi trả của người sử dụng phương tiện.

Tổng mức đầu tư của dự án là khoảng 85.813 tỷ đồng, chia thành 3 nhóm với 7 dự án thành phần, thời gian thu phí 25 năm,

Dự án đầu tư đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là dự án thuộc danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Vành đai 4 – vùng Thủ đô có tổng chiều dài toàn tuyến là 112,8km, trong đó đoạn đi qua Hà Nội là 56,5km, Hưng Yên là 20,3km, Bắc Ninh là 21,2km. Điểm đầu tại km3+695 trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (địa phận xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội), điểm cuối trên đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long (địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh).

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm phân tích các động lực tăng trưởng trong năm 2025

Cơ sở để hiện thực hóa mục tiêu GDP 8%

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng năm 2025 phải thực hiện kích cầu tiêu dùng trong nước, đây là nhiệm vụ rất quan trọng không chỉ Việt Nam thực hiện mà rất nhiều nước trên thế giới cũng triển khai...

Quỹ đầu tư 22.000 tỷ đồng "đặt cược" lớn vào MIG: Kỳ vọng tăng trưởng thị trường bảo hiểm

Quỹ đầu tư 22.000 tỷ đồng "đặt cược" lớn vào MIG: Kỳ vọng tăng trưởng thị trường bảo hiểm

Quỹ đầu tư Pyn Elite Fund, một trong những quỹ ngoại hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với tổng tài sản quản lý lên đến 815 triệu EUR (khoảng 22.000 tỷ đồng), vừa thông báo kế hoạch mua thêm gần 2,6 triệu cổ phiếu MIG của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC).