Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô bị "đội vốn" hơn 2.800 tỷ đồng, Bộ Giao thông Vận tải nói gì?

Tổng mức đầu tư của dự án Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội ước tính sẽ tăng thêm khoảng 2.881 tỷ đồng so với sơ bộ tổng mức đầu tư ban đầu theo Nghị quyết của Quốc hội...

Phối cảnh đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô
Phối cảnh đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa ủy quyền của Thủ tướng gửi báo cáo Quốc hội về tình hình triển khai thực hiện Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.

Dự án có tổng chiều dài gần 113 km, đi qua địa phận thành phố Hà Nội, tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh; được chia thành 7 dự án thành phần. Các địa phương đã hoàn thành phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi 6/7 dự án thành phần.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, sau khi hoàn thành phê duyệt dự án, UBND các tỉnh, thành bảo đảm khởi công trước ngày 30/6. Tuy nhiên, đến hết tháng 9, trong 4 dự án thành phần xây dựng, chỉ có dự án thành phần 2.1, do thành phố Hà Nội làm cơ quan chủ quản đáp ứng tiến độ, đã hoàn thành lựa chọn nhà thầu và đang triển khai thi công.

Các dự án thành phần 2.2 do tỉnh Hưng Yên làm cơ quan chủ quản; 2.3 do tỉnh Bắc Ninh làm cơ quan chủ quản và dự án thành phần 3 - đầu tư xây dựng đường cao tốc dài 112,km theo phương thức PPP do Hà Nội làm cơ quan chủ quản) tiến độ triển khai chậm so với yêu cầu.

Chính phủ cũng cho biết, tỷ lệ giải ngân các dự án thành phần có cấu phần xây dựng còn chậm. Ngoài dự án thành phần 2.1 (Hà Nội) đã giải ngân đạt 80,45% nguồn vốn đã bố trí năm 2023, dự án thành phần 2.2 (Hưng Yên) mới chỉ giải ngân được 4,76% vốn đã bố trí năm 2023 và dự án thành phần 2.3 (Bắc Ninh) chưa giải ngân.

Hiện tại, diện tích giải phóng mặt bằng tại các địa phương đã thực hiện khoảng 86,5%, tuy nhiên chủ yếu thuộc phạm vi đất nông nghiệp. Phạm vi đất chưa thực hiện giải phóng mặt bằng chủ yếu thuộc khu vực đất ở của các hộ gia đình, đất liên quan đến tín ngưỡng, các cơ quan, tổ chức...

Công tác di dời hạ tầng kỹ thuật và xây dựng các khu tái định cư triển khai còn chậm, chưa hoàn thành nên rất khó khăn trong việc di dời người dân đến nơi ở mới để thực hiện giải phóng mặt bằng.

Sơ bộ tổng mức đầu tư toàn bộ dự án được Quốc hội thông qua khoảng 85.813 tỷ đồng. Theo các kết quả phê duyệt dự án đầu tư của các dự án thành phần, tổng mức đầu tư khoảng 84.320 tỷ đồng (thấp hơn sơ bộ tổng mức đầu tư theo Nghị quyết Quốc hội).

Tuy nhiên, theo báo cáo của các địa phương, quá trình triển khai thực tế, ước tính tổng mức đầu tư của dự án sẽ tăng thêm khoảng 2.881 tỷ đồng so với sơ bộ tổng mức đầu tư theo Nghị quyết của Quốc hội. Nguyên nhân chủ yếu do áp dụng đơn giá bồi thường đất ở tính theo giá thị trường.

Dự kiến, đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần làm rõ tổng mức đầu tư, không tô hồng bức tranh tài chính

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh rằng cần phải tính toán chính xác chi phí xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, không tô hồng bức tranh tài chính, đặc biệt trong giai đoạn vận hành khai thác để đảm bảo dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng cao...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Sự trỗi dậy của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới

Những nỗ lực của NIC đã phần nào giúp Việt Nam ghi tên thành công vào bản đồ công nghệ khi liên tiếp thăng hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu và có 3 chỉ số đứng đầu thế giới (chỉ số nhập khẩu công nghệ cao, xuất khẩu công nghệ cao và xuất khẩu hàng hóa sáng tạo)...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Chặng đường 5 năm vượt khó của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, NIC được giao nhiệm vụ quan trọng là quản lý chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn. Đây là mục tiêu rất tham vọng, chiến lược, đó là từ nay đến 2050 đào tạo được ít nhất 50.000 kỹ sư bán dẫn, cung cấp cho thị trường Việt Nam và nước ngoài...

Làn sóng M&A mới: Những thương vụ bạc tỷ đang làm nóng thị trường

Làn sóng M&A mới: Những thương vụ bạc tỷ đang làm nóng thị trường

Những tập đoàn lớn trong và ngoài nước đang tận dụng cơ hội mở rộng thị trường và gia tăng sức mạnh cạnh tranh thông qua các thương vụ M&A. Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng bứt phá, làn sóng M&A cũng đối mặt với không ít thách thức về định giá, pháp lý và sự hòa hợp văn hóa doanh nghiệp...