Hà Nội: Khẩn trương khắc phục vi phạm quy định trong phòng cháy, chữa cháy nhà cao tầng

Theo đó, Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 363/TB-UBND truyền đạt kết luận của Chủ tịch UBND thành phố tại hội nghị về công tác phòng cháy, chữa cháy nhà cao tầng trên địa bàn.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục vi phạm quy định trong phòng cháy, chữa cháy nhà cao tầng

Theo đó, UBND TP Hà Nội giao Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy TP Hà Nội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan kiểm tra, rà soát các công trình còn tồn tại, vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy.

Trong đó nêu rõ tên của chủ đầu tư, công trình vi phạm, địa điểm xây dựng, nội dung tồn tại về phòng cháy, chữa cháy; trách nhiệm của chủ đầu tư, nhiệm vụ của từng sở, ngành, UBND các cấp và các đơn vị liên quan, trình Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu ký, gửi đến từng chủ đầu tư của 490 công trình và các sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã liên quan để phối hợp, thực hiện xong trong tháng 4-2018.

UBND thành phố cũng giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị liên quan rà soát tổng thể về nguồn nước phục vụ chữa cháy hiện có. Trên cơ sở đó, Sở Xây dựng lập kế hoạch cải tạo, nâng cấp, lắp đặt bổ sung, duy tu, bảo dưỡng bảo đảm tình trạng hoạt động của các trụ cấp nước, nguồn nước chữa cháy. Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy nghiên cứu xây dựng nội dung tuyên truyền, khuyến cáo, cảnh báo cho người dân về nguy cơ cháy, nổ và các biện pháp, giải pháp để chủ động phòng ngừa...

Hiện nay, Hà Nội còn 109 tòa chưa bàn giao được diện tích cộng đồng, hơn 100 tòa nhà đã xảy ra tranh chấp khiếu nại giữa ban quản trị với chủ đầu tư, nhiều tranh chấp gay gắt kéo dài ảnh hưởng tới an ninh trật tự địa phương; 233 tòa chung cư thương mại chưa đảm bảo điều kiện về PCCC, trong đó có 70 tòa chưa nghiệm thu về PCCC mà dân đã vào ở.

Ngoài ra, một số tòa chung cư đã thành lập được ban quản trị nhưng lại hoạt động không hiệu quả, xảy ra tranh chấp giữa cư dân và ban quản trị.

Đối với chung cư tái định cư, 736 căn hộ đã có văn bản bố trí cho các hộ nhưng đã nhiều năm vẫn chưa có người đến ở, việc này đã được HĐND TP chỉ ra từ năm 2015 đến nay vẫn chưa được giải quyết; còn 79 tòa chưa có ban quản trị, 39 tòa chưa bố trí nơi sinh hoạt cộng đồng, 43 tòa chưa bàn giao được quỹ bảo trì…

Thành phố yêu cầu đến 30/4, 14 công trình trên phải khắc phục xong; với 15 công trình còn lại thì đến ngày 30/6 phải hoàn thành và được nghiệm thu về PCCC.

Có thể bạn quan tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Trong bối cảnh ngành bán lẻ cao cấp phát triển mạnh mẽ, xu hướng “xanh hóa” ngày càng phổ biến, Marina Central Tower - tòa văn phòng, trung tâm thương mại mới tại TP.HCM đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều khách thuê nhờ lợi thế đặc biệt…

Các đại biểu tại phiên tọa đàm: Dòng tiền chảy vào phân khúc nhà ở thương mại phía Nam - Nhận diện cơ hội đầu tư

Bất động sản phía Nam “khát” căn hộ vừa túi tiền

Với nền tảng pháp lý từ các luật mới có liên quan, giới phân tích đánh giá, thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ phục hồi và tăng trưởng bền vững. Đặc biệt, sự dịch chuyển về nhu cầu và xu hướng đầu tư đang thể hiện rõ rệt hơn ở các tỉnh lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Sun Urban City Hà Nam không chỉ đơn thuần là một dự án bất động sản, đó là một kiệt tác kiến trúc, một thành phố thu nhỏ, nơi bạn có thể trải nghiệm trọn vẹn những giá trị sống bền vững...

HoREA đã đề xuất một số giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội

HoREA đề xuất giảm mức lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh đề xuất lãi suất cho vay ưu đãi của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội nên từ 3,6% hoặc 5,76%/năm và người mua, thuê mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi với lãi suất từ 3% hoặc 4,8%/năm...