Hà Nội: Phê duyệt thêm hơn 200 ha đất quy hoạch khu dân cư nông thôn

UBND huyện Đông Anh (Hà Nội) ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 3 khu dân cư nông thôn thuộc địa bàn xã Nam Hồng, với tổng diện tích quy hoạch trên 200 ha.
Hà Nội: Phê duyệt thêm hơn 200 ha đất quy hoạch khu dân cư nông thôn

Cụ thể, tại Quyết định 3338/2022/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu vực dân cư thôn Đoài có tổng diện tích nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 371.124 m2, quy mô dân số 4.600 người; Quyết định số 7739/2022/QĐ-UBND phê duyệt khu vực dân cư thôn Tằng My, tổng diện tích nghiên cứu lập quy hoạch 651.180m2, dân số 2.700 người; Quyết định số 7741/QĐ-UBND phê duyệt khu vực dân cư thôn Vệ, thôn Đìa, tổng diện tích nghiên cứu lập quy hoạch 1.067.899 m2, dân số khoảng 14.112 người.

Theo đại diện UBND huyện Đông Anh, các đồ án quy hoạch được phê duyệt tuân thủ định hướng, cụ thể hóa các đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch phân khu đô thị N3, tỷ lệ 1/5000 đã được phê duyệt.

Mục tiêu hình thành điểm dân cư đô thị hóa trên nguyên tắc bảo tồn tối đa cấu trúc không gian làng truyền thống; Đề xuất giải pháp khai thác có hiệu quả quỹ đất hiện có để bổ sung thiết chế văn hóa, công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, bảo tồn công trình kiến trúc, văn hóa, tôn giáo có giá trị.

Đồng thời khai thác quỹ đất để phục vụ mục đích giãn dân, tái định cư tại chỗ và đấu giá tạo nguồn lực cho địa phương, nhằm xây dựng, bổ sung, khớp nối đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, các dự án tạo lập cảnh quan hài hòa giữa các khu vực đô thị dự kiến với khu vực làng truyền thống.

Xây dựng quy định quản lý theo quy hoạch chi tiết làm cơ sở pháp lý để chính quyền địa phương quản lý đất đai, đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt.

Ngoài ra, việc sử dụng quỹ đất trong khu vực nghiên cứu được chia đầy đủ chức năng, như đất công cộng đơn vị ở, cây xanh đơn vị ở, trường mầm non, trường THCS, trường Tiểu học, đất cơ quan, đất nhóm nhà ở xây dựng mới, đất nhóm nhà ở hiện có, bãi đỗ xe, đất di tích tôn giáo tín ngưỡng và đường giao thông.

Từ đầu năm 2022 đến nay, công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch trên địa bàn huyện Đông Anh tiếp tục được tăng cường, với nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt quy hoạch trên địa bàn đặc biệt là các đồ án đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu vực dân cư hiện có.

UBND huyện Đông Anh đã hoàn thành phê duyệt, công bố bàn giao 14 đồ án quy hoạch chi tiết khu vực dân cư hiện có (nâng tổng số đồ án đã được phê duyệt lên 25/69 đồ án), phê duyệt 3 đồ án quy hoạch chi tiết khu đấu giá A1, A2, B3 xã Tiên Dương và 1 đồ án quy hoạch chi tiết khu cây xanh thể dục thể thao xã Tiên Dương; hoàn thành xác nhận hồ sơ 11 đồ án quy hoạch chi tiết đã phê duyệt tháng 12/2021.

Bên cạnh đó, UBND huyện tiếp tục giao nhiệm vụ cho Phòng Quản lý đô thị tổ chức lập 5 đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu vực dân cư trên địa bàn các xã Nguyên Khê, Bắc Hồng, Hải Bối và Kim Nỗ; giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị N9 tại xã Đông Hội, phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu vực thôn Lại Đà; phối hợp chặt chẽ với Sở Quy hoạch - Kiến trúc trong công tác góp ý kiến thêm 26 đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 khu vực dân cư hiện có.

Đến nay, trong tổng số 72 dự án được giao trong năm 2022, huyện Đông Anh đang triển khai 70 dự án, nhóm dự án. Trong đó, 33 dự án đã hoàn thành công tác bồi thường hỗ trợ đối tượng bị thu hồi đất, thực hiện các bước xin giao đất. 17 dự án thuộc trường hợp chuyển nhượng.

12 dự án ghi danh mục để đấu giá quyền sử dụng đất. 5 dự án, đầu mục đăng ký kế hoạch không phải giải phóng mặt bằng (bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng, chuyển mục đích).

Các nhóm dự án còn lại trùng lặp đã có trong danh mục dự án chưa triển khai, tạm dừng triển khai, điều chỉnh chủ trương, quy mô.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…