Hà Nội: Tạm dừng hoạt động kinh doanh nhà hàng, cắt tóc, gội đầu từ 12h ngày 25/5

Từ 12h ngày 25/5, Hà Nội tạm dừng hoạt động một số cơ sở kinh doanh dịch vụ để đảm bảo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đến khi có thông báo mới.
Hà Nội: Tạm dừng hoạt động kinh doanh nhà hàng, cắt tóc, gội đầu từ 12h ngày 25/5

Tối 24/5, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành Công điện hỏa tốc số 11/CĐ-UBND về việc quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo đó, Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành đoàn thể Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn thực hiện nghiêm các dung sau.

Cụ thể, từ 12h00 ngày 25/5, Hà Nội tạm dừng hoạt động một số cơ sở kinh doanh dịch vụ để đảm bảo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đến khi có thông báo mới của thành phố. Cụ thể:

Nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ (chỉ cho phép bán hàng mang về), không tổ chức ăn uống, liên hoan tập trung đông người; các cửa hàng cắt tóc, gội đầu.

Thực hiện dừng triệt để hoạt động vui chơi, tập thể dục, tụ tập đông người tại công viên, vườn hoa và các địa điểm công cộng.

Chủ tịch UBND các các địa phương tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nhằm huy động cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân tham gia chống dịch với tinh thần "chống dịch như chống giặc", nêu cao tinh thần trách nhiệm, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu;

Siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong công tác phòng, chống dịch; phê bình và xử lý kịp thời nghiêm minh những tổ chức, cá nhân có vi phạm; đồng thời tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền hiệu quả hơn, nhanh hơn bằng nhiều hình thức thiết thực, phát huy tuyên truyền trên loa truyền thanh xã, phường, các khu chung cư, trên không gian mạng...

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền hiệu quả hơn, nhanh hơn bằng nhiều hình thức thiết thực, phát huy tuyên truyền trên loa truyền thanh xã, phường, các khu chung cư, trên không gian mạng; các hình thức tuyên truyền lưu động nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tầng lớp Nhân dân, từng cán bộ, đảng viên trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, làm việc trực tuyến.

Xử lý nghiêm trách nhiệm đối với người đứng đầu và các cá nhân liên quan nếu để xảy ra lây chéo trong khu cách ly tập trung và lây nhiễm dịch bệnh từ các khu cách ly tập trung ra cộng đồng;

Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Sở Y tế chủ trì, phối hợp Bộ Tư lệnh Thủ đô và UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương rà soát triển khai phương án bổ sung các khu cách ly tập trung để chủ động đáp ứng việc cách ly tập trung của Thành phố. Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Thủ đô, Giám đốc Công an Thành phố, Giám đốc Sở Du lịch, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo xử lý nghiêm trách nhiệm đối với người đứng đầu và các cá nhân liên quan nếu để xảy ra lây chéo trong khu cách ly tập trung và lây nhiễm dịch bệnh từ các khu cách ly tập trung ra cộng đồng; các vi phạm về quy định phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế và Thành phố.

Công điện yêu cầu UBND các phường, xã, thị trấn và các lực lượng chức năng tại cơ sở triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại các Chỉ thị, Công điện, văn bản chỉ đạo của UBND Thành phố ban hành. Xử lý nghiêm mọi trường hợp và hành vi vi phạm. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch tại địa phương, đơn vị mình phụ trách.

Rà soát kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm của các lực lượng trong toàn bộ hệ thống phòng chống dịch COVID-19 từ tổ dân phố, thôn xóm, hộ gia đình, tổ sản xuất, nhất là các khu chung cư, khu nhà trọ, ký túc xá sinh viên, khu nhà ở học sinh, sinh viên trên địa bàn; tiếp tục chỉ đạo thực hiện công tác tập huấn, đảm bảo năng lực hiệu quả hoạt động và trách nhiệm của Tổ COVID cộng đồng trên địa bàn.

Giám sát, quản lý chặt chẽ việc cách ly y tế tại cộng đồng, tuyệt đối không để xảy ra các ca bệnh mới phát sinh tại cộng đồng. Thần tốc truy vết, cách ly, khoanh vùng, tổ chức xét nghiệm nhanh, kịp thời để sàng lọc khi có ca bệnh mới phát sinh.

Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế trong và ngoài công lập tiếp tục siết chặt, đảm bảo an toàn tuyệt đối, thực hiện nghiêm quy trình Bệnh viện an toàn và phòng khám an toàn phòng chống dịch bệnh COVID-19 theo đúng quy định của Bộ Y tế trên địa bàn Thành phố. Kiên quyết xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm các quy định phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Yêu cầu tất cả người dân từ các tỉnh, thành phố khác trở về Hà Nội: Thời điểm từ ngày 10 - 24/5 đều phải khai báo y tế trên website http://tokhaiyte.vn và các ứng dụng NCOVI, Bluezone, hoàn thành chậm nhất trong ngày 25/5/2021;

Từ ngày 25/5, thực hiện khai báo y tế trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm có mặt tại Hà Nội.

Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp Sở Y tế và các ngành liên quan thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, xử lý nghiêm minh, kịp thời các tập thể, cá nhân vi phạm.

Đề nghị Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn T&T và các tổ chức, doanh nghiệp chủ động, kịp thời tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người lao động, cư dân trong khu vực trụ sở và các dự án do doanh nghiệp đầu tư, quản lý trên địa bàn Thành phố để đảm bảo kịp thời hiệu quả công tác phòng chống dịch.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…