Hà Nội xử lý 133 vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã kiểm tra 133 vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, qua đó xử lý 130 vụ. ổng số tiền xử lý vi phạm hành chính là 2,9 tỷ đồng, trong đó xử phạt hành chính 1,33 tỷ đồng, trị
Hà Nội xử lý 133 vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm

Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa dịp Tết Trung thu 2019. Ảnh: Thùy Linh

Đội Quản lý thị trường số 5 kiểm tra, xử lý 69 vụ, tịch thu tiêu hủy lượng hàng hóa và xử phạt hành chính với tổng trị giá trên 1,1 tỷ đồng. Đội QLTT số 13 kiểm tra 64 vụ, xử lý 61 vụ, tổng số tiền xử lý vi phạm hành chính gần 1,8 tỷ đồng.

Theo ông Chu Xuân Kiên, Cục trưởng Cục QLTT TP Hà Nội, thực tế kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm cho thấy để qua mắt lực lượng chức năng trong quá trình vận chuyển các đối tượng buôn lậu chia nhỏ số lượng, cất giấu hàng hoá ở nhà dân, nhà chung cư... Bên cạnh đó nhận thức của các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh cũng như người tiêu dùng về an toàn thực phẩm còn hạn chế. Ý thức chấp hành pháp luật về quản lý chất lượng an toàn thực phẩm và trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng còn chưa cao do chạy theo lợi nhuận trước mắt, coi thường tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát an toàn thực phẩm chưa đồng bộ, còn thiếu và chồng chéo, gây khó khăn khi áp dụng trên thực tế.

Nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong những tháng cuối năm và Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 sắp tới lực lượng QLTT TP Hà Nội và các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn việc kinh doanh hàng thực phẩm giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, vi phạm quy định ghi nhãn hàng hóa, có nguồn gốc nhập lậu và gian lận thương mại, hàng thực phẩm vi phạm an toàn thực phẩm.

Đồng thời, đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát các tuyến đường vận chuyển thực phẩm vào Thành phố gắn với các chốt kiểm dịch động vật liên ngành qua đó phát huy vai trò trách nhiệm của các chốt kiểm dịch này tránh việc kiểm soát hình thức.

Các quận, huyện tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại các chợ, nhà hàng, các trung tâm thương mại trong đó chú trọng kiểm tra việc sử dụng các nguyên liệu, phụ gia thực phẩm trong sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.