Hạ tầng kích hoạt thị trường bất động sản Bình Thuận

Bình Thuận có nhiều tiềm năng nhưng chưa “cất cánh” do thiếu hạ tầng kết nối. Khi những dự án hạ tầng ngàn tỷ khởi động, bất động sản cũng khởi sắc.
Hạ tầng kích hoạt thị trường bất động sản Bình Thuận

Dự án ngàn tỷ

Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo Sở Kế hoạc và Đầu tư Bình Thuận cho hay: 2 dự án cao tốc Nha Trang-Phan Thiết và Phan Thiết-Dầu Giây nằm trong dự án cao tốc Bắc Nam đi qua địa bàn tỉnh Bình Thuận đã giải phóng mặt bằng được gần 50%. Trong năm nay, tỉnh sẽ gấp rút đền bù để bàn giao toàn bộ mặt bằng cho chủ đầu tư, dự kiến trong quý IV năm 2020 sẽ khởi công dự án.

“Hiện tại, 2 tuyến cao tốc nối Phan Thiết-Dầu Giây và Phan Thiết-Cam Ranh (Khánh Hòa) đang mở thầu. Hai tuyến này là hiện thực, chứ không phải thông tin dự kiến như trước nữa”, vị này phân tích thêm, sau khi hoàn thành sẽ kết nối với cao tốc TP.HCM-Long Thành-Dầu Giây, sân bay Long Thành và các tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam. 

Dự án không chỉ tháo gỡ vướng mắc về giao thông đối ngoại, mà còn tạo đòn bẩy cho địa phương này phát triển kinh tế xã hội và câu chuyện du lịch bứt phá sẽ trong tương lai gần. Hai tuyến cao tốc này nằm trong dự án đầu tư xây dựng cao tốc trên tuyến Bắc Nam giai đoạn 2017-2020 qua địa bàn tỉnh Bình Thuận với tổng mức đầu tư là 39.660 tỷ đồng.

Dự án có tổng chiều dài 160km, gồm 3 dự án thành phần là đoạn Cam Lâm-Vĩnh Hảo dài 12km, Vĩnh Hảo-Phan Thiết dài 100,8km, Phan Thiết-Dầu Giây dài 47,5km. Toàn tuyến dự án đi qua 29 xã, thị trấn thuộc 5 huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Hàm Tân với tổng diện tích giải phóng mặt bằng là 1.179,45ha.

Sau khi hoàn thành đường cao tốc có 6 làn xe, bề rộng nền đường 32,25m. Vận tốc thiết kế từ 100-120 km. Toàn tuyến đi qua tỉnh Bình Thuận có 7 nút giao liên thông, 40 cầu vượt, 54 hầm chui bố trí tại các vị trí giao cắt với đường địa phương và đường gom với tổng chiều dài 185,1km.

Ngoài thông tin 2 tuyến cao tốc này sẽ được khởi công vào cuối năm 2020, một loạt dự án hạ tầng đã và sắp triển khai cũng khiến cho thị trường bất động sản Bình Thuận phát triển mạnh mẽ. Trong đó, phải kể đến sân bay Phan Thiết đã được Thủ tướng đồng ý điều chỉnh quy mô từ hơn 5.000 tỷ đồng lên hơn 10.000 tỷ đồng, biến sân bay này thành một trong 3 sân bay quy mô nhất miền Trung, chỉ sau Sân bay Cam Ranh và Đà Nẵng.

Theo công bố chính thức của UBND tỉnh Bình Thuận, sân bay Phan Thiết có tổng vốn đầu tư giai đoạn từ nay đến năm 2020 khoảng 10.272,9 tỷ đồng và giai đoạn đến năm 2030 khoảng 332,5 tỷ đồng. Với quy mô được nâng lên cấp 4E, Sân bay Phan Thiết có thể tiếp nhận các loại máy bay dân dụng cỡ lớn. Đối với hạng mục hàng không dân dụng, tỉnh đang triển khai các thủ tục đầu tư theo hình thức BOT theo chủ trương của Chính phủ. 

Sau khi sân bay Phan Thiết đi vào hoạt động, du khách từ TP.HCM, Nha Trang, Đà Nẵng… đến Phan Thiết chỉ mất khoảng 30 phút. Còn đối với du khách các tỉnh thành phía Bắc như Hà Hội, Hải Phòng… vào tới “thủ đô resort” cũng chỉ mất không quá 1,5 giờ bay.

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng nhận định, sự kiện thông xe cao tốc TP.HCM-Long Thành-Dầu Giây được xem là nguyên nhân đưa nền kinh tế Bình Thuận, mà đặc biệt là bất động sản Bình Thuận khởi sắc. Năm 2019, Bình Thuận chính thức trở thành tâm điểm của thị trường bất động sản biển, trong đó Phan Thiết, Mũi Né hay Lagi là những địa danh “hưởng trọn” nguồn lợi từ sự bứt phá hạ tầng này.

Chưa kể, tuyến Quốc lộ 1 qua địa bàn tỉnh với chiều dài hơn 180km đã được nâng cấp, tạo nên “trục xương sống” đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông đường bộ địa phương.

Ngoài ra, có 3 tuyến đường tỉnh Bình Thuận đề nghị Trung ương hỗ trợ ngân sách đầu tư để phát triển trọng điểm và cấp bách. Đó là đường ĐT719B Phan Thiết-Kê Gà, thiết kế dài 25,4km, rộng 16m, tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng. Đường ĐT719 Kê Gà-Tân Thiện, thiết kế dài 32,4km, rộng 8m, tổng mức đầu tư 600 tỷ đồng. Đường ĐT711 có điểm đầu giao Quốc lộ 28 (huyện Hàm Thuận Bắc) cắt ngang Quốc lộ 1A, điểm cuối giao trục ven biển ĐT706B, dài 41km, tổng mức đầu tư 1.490 tỷ đồng.

Đua nhau đổ bộ

Sở hữu bờ biển thuộc top đẹp nhất Đông Nam Á dài 192km và cách TP.HCM hơn 200km, Bình Thuận có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang kiến trúc độc đáo... 

Cùng với đó là thiên nhiên trong lành, nhiều nắng gió, ít mưa bão, nhiệt độ ổn định, thu hút khách du lịch cả bốn mùa. Đây cũng là địa phương xuất hiện một trong những resort đầu tiên trên cả nước vào năm 2005. 

Dự kiến khi sân bay Phan Thiết được đầu tư và đi vào hoạt động trong thời gian tới, lượng khách đến với Bình Thuận sẽ ngày càng tăng mạnh hơn nữa. Trong tương lai, Bình Thuận đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ trở thành Trung tâm du lịch thể thao biển mang tầm quốc gia, thu hút khoảng 7 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 850.000 lượt. Cũng theo quy hoạch, lượt khách dự kiến sẽ tăng lần lượt là 9 triệu và 14 triệu vào năm 2025 và năm 2030.

Các chuyên gia nhận định, công suất cho thuê phòng của các khách sạn 4-5 sao tại khu vực Phan Thiết đạt gần 65%, tương đương với Hạ Long, Phú Quốc và cao hơn so với Nha Trang, Đà Nẵng do chưa chịu nhiều áp lực về nguồn cung.

Cụ thể, nếu như các thị trường còn lại có số phòng khách sạn 4-5 sao dao động trong khoảng 4.380-9.204 căn, thì toàn tỉnh Bình Thuận mới có khoảng 3.000 căn, với đa phần các khách sạn tập trung tại khu vực Mũi Né, Phan Thiết.

Những điều này giúp Bình Thuận đang trở thành điểm sáng trong việc thu hút các doanh nghiệp bất động sản đến đầu tư. Thời gian gần đây, Bình Thuận đã bắt đầu xuất hiện khá nhiều nhà đầu tư tên tuổi đến từ TP.HCM, Hà Nội và không chỉ ở Mũi Né, phạm vi đầu tư còn lan rộng ở nhiều khu vực khác của địa phương này.

Điển hình, Chủ đầu tư Danh Việt và nhà phát triển dự án Hưng Vượng Developer đã cho ra mắt dự án Venezia Beach Village tại Bình Thuận.

Theo đó, Venezia Beach Village có tổng diện tích 738.571,9 m2 bao gồm: đất hành lang an toàn đường sông diện tích 10.828,1 m2; đất hành lang và đường N7 diện tích 5.080 m2; đất tín ngưỡng (đình thần Nam Hải) diện tích 2.479,5 m2 và đất quy hoạch diện tích 720.184,3 m2.

Theo ông Nguyễn Lê Trí, Giám đốc dự án: Công ty đã đi đến những bước cuối cùng để chốt hợp đồng với một trong những nhà quản lý khách sạn 5 sao hàng đầu thế giới để thực hiện quản lý và vận hành cho Venezia Beach Village.  

Tính đến thời điểm hiện tại, những quỹ đất đắc địa của Bình Thuận, không chỉ ở Mũi Né, mà nhiều khu vực có vị trí giáp ranh với biển ít được nhắc đến trước đây như Mũi Kê Gà, La Gi, Thắng Hải… đều đã được các ông lớn địa ốc như: Hưng Thịnh, TMS, Novaland, Apec Group, VNGroup, TTC, Việt Úc, Hưng Lộc Phát, Danh Khôi… săn lùng gom trước đó để triển khai các siêu dự án trong thời gian tới.

Xem thêm

Cần làm gì để đưa du lịch Bình Thuận cất cánh?

Cần làm gì để đưa du lịch Bình Thuận cất cánh?

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Bình Thuận năm 2019, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình khẳng định: Bình Thuận cần thực hiện tốt quyết định của Thủ tướng về quy hoạch M

Có thể bạn quan tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Trong bối cảnh ngành bán lẻ cao cấp phát triển mạnh mẽ, xu hướng “xanh hóa” ngày càng phổ biến, Marina Central Tower - tòa văn phòng, trung tâm thương mại mới tại TP.HCM đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều khách thuê nhờ lợi thế đặc biệt…

Các đại biểu tại phiên tọa đàm: Dòng tiền chảy vào phân khúc nhà ở thương mại phía Nam - Nhận diện cơ hội đầu tư

Bất động sản phía Nam “khát” căn hộ vừa túi tiền

Với nền tảng pháp lý từ các luật mới có liên quan, giới phân tích đánh giá, thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ phục hồi và tăng trưởng bền vững. Đặc biệt, sự dịch chuyển về nhu cầu và xu hướng đầu tư đang thể hiện rõ rệt hơn ở các tỉnh lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Sun Urban City Hà Nam không chỉ đơn thuần là một dự án bất động sản, đó là một kiệt tác kiến trúc, một thành phố thu nhỏ, nơi bạn có thể trải nghiệm trọn vẹn những giá trị sống bền vững...

HoREA đã đề xuất một số giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội

HoREA đề xuất giảm mức lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh đề xuất lãi suất cho vay ưu đãi của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội nên từ 3,6% hoặc 5,76%/năm và người mua, thuê mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi với lãi suất từ 3% hoặc 4,8%/năm...