Hà Tĩnh: Một người dân hơn 15 năm “cõng” đơn đi đòi đất. Bài 3: Nhiều dấu hiệu bất thường trong bồi thường và thu hồi đất

Đến nay, ông Hồ Văn Đài vẫn chưa nhận được một quyết định thu hồi đất hợp pháp nào từ cơ quan có thẩm quyền, nhưng đất vẫn bị thu hồi. Không những thế, chính quyền địa phương còn “dùng chiêu” bồi thường bằng thoả thuận để “dụ” ông Đài chấm dứt khiếu nại.
Hà Tĩnh: Một người dân hơn 15 năm “cõng” đơn đi đòi đất. Bài 3: Nhiều dấu hiệu bất thường trong bồi thường và thu hồi đất

Bất thường trong bồi thường và thu hồi đất

Theo đó, ngày 16/11/2012, đại diện chính quyền địa phương, gồm: Thanh tra tỉnh, UBND huyện Kỳ Anh, UBND xã Kỳ Thọ đã tiến hành làm việc với gia đình ông Hồ Văn Đài với nội dung: “Tổ chức thỏa thuận bồi thường 480m² đất lâm nghiệp”.

Theo Biên bản thỏa thuận, ông Đài đồng ý nhận số tiền 29 triệu đồng về bồi thường, hỗ trợ đối với 480m² đất lâm nghiệp và sẽ chấm dứt khiếu nại.

Tuy nhiên, điều đáng nói, trong văn bản số 1426/BTNMT-TTr ngày 10/5/2012 (Chính phủ đã đồng ý kiến nghị), Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu rõ: “Giao UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo UBND huyện Kỳ Anh thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ về đất đối với diện tích 480m² đất trồng cây lâu năm cho hộ ông Đài theo quy định tại các Điều 43, 44 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ”. Nhưng không hiểu lý do gì mà chính quyền địa phương lại đi bồi thường đất lâm nghiệp, mặc dù 2 loại đất này không giống nhau.

Hơn nữa, theo ông Đài, cho đến thời điểm hiện tại, ông vẫn chưa nhận được bất cứ quyết định thu hồi đất hợp pháp nào từ cơ quan có thẩm quyền trong khi đó đất thì bị thu hồi từ hơn 10 năm trước. “Chưa có quyết định thu hồi đất nhưng vẫn tiến hành bồi thường, vậy việc bồi thường, hỗ trợ đối với 480m2 đất của tôi liệu có đúng quy trình?”, ông Đài thắc mắc.

Việc bồi thường, hỗ trợ cho 480m2 đất của ông Đài chỉ diễn ra gói gọn trong 1 buổi làm việc. Hơn nữa, chính quyền thực hiện bồi thường khi chưa có quyết định thu hồi đất hợp pháp của cơ quan cói thẩm quyền
Việc bồi thường, hỗ trợ cho 480m2 đất của ông Đài chỉ diễn ra gói gọn trong 1 buổi làm việc. Hơn nữa, chính quyền thực hiện bồi thường khi chưa có quyết định thu hồi đất hợp pháp của cơ quan cói thẩm quyền

Lý giải về việc nhận số tiền hỗ trợ ngày sau buổi làm việc ngày 16/11/2012, ông Đài cho biết, bản thân đã quá mệt mỏi vì nhiều năm đi đòi đất, hơn nữa khi nghe lãnh đạo địa phương hứa hẹn sẽ cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình theo đúng hiện trạng sử dụng nên mới đồng ý.

Tuy nhiên, khi cấp lại sổ mới vẫn không đúng theo hiện trạng, thậm chí, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới không hề có số tờ, số thửa như quy định, khiến cho việc tiếp cận ngân hàng để vay vốn hay sử dụng cho mục đích khác đều vô cùng khó khăn.

Mặt khác, quy trình nhận tiền bồi thường, hỗ trợ của gia đình ông Đài lại được diễn ra ngắn gọn trong một buổi làm việc và kết thúc bằng một Biên bản thoả thuận bồi thường ngày 16/11/2012.

Trong khi đó, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ (áp dụng tại thời điểm thu hồi đất) lại quy định trước khi thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ về thu hồi đất, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành các bước như: Kê khai, kiểm kê, xác định nguồn gốc đất; lập, thẩm định và xét duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư…

Bên cạnh đó, phải niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã và tại các điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi để người bị thu hồi đất và những người có liên quan tham gia ý kiến. Việc niêm yết phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện UBND cấp xã, đại diện UBMTTQ cấp xã, đại diện những người có đất bị thu hồi.

Chính quyền địa phương "hứa" cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Đài sau khi bồi thường nhưng lại không có số tờ, số thửa
Chính quyền địa phương "hứa" cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Đài sau khi bồi thường nhưng lại không có số tờ, số thửa

Đồng thời, gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi, trong đó nêu rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và thời gian bàn giao đất đã bị thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Sau 5 ngày, kể từ ngày gửi văn bản thông báo về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến người có đất bị thu hồi, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định.

UBND huyện Kỳ Anh và xã Kỳ Thọ vi phạm luật khiếu nại

Liên quan những vấn đề trên, theo Luật sư Trương Hồng Điền – Trưởng Văn phòng Luật sư Xuân Phú, Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết: Sau khi xem các tài liệu về việc gia đình ông Đài bị UBND xã Kỳ Thọ thu hồi đất, đã khiếu nại nhiều năm, vượt cấp, nhưng đến nay vẫn không xử lý dứt điểm theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường là có sự thiếu trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại công dân của UBND huyện Kỳ Anh và xã Kỳ Thọ.

Việc UBND xã Kỳ Thọ quyết định thu hồi đất của ông Đài là trái thẩm quyền, bởi theo quy định tại Điều 44 Luật Đất đai 2003, UBND cấp xã không có thẩm quyền thu hồi đất. UBND huyện Kỳ Anh nếu có kế hoạch thu hồi đất của ông Đài đang sử dụng, thì cũng không thể ủy quyền cho UBND cấp xã, cũng theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Đất đai 2003.

Việc thu hồi đất trái thẩm quyền, cùng với các sai phạm khác mà Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản yêu cầu giải quyết theo hướng đảm bảo quyền lợi cho hộ gia đình ông Đài, nhưng đến nay UBND xã Kỳ Thọ và UBND huyện Kỳ Anh vẫn chưa giải quyết là vi phạm khoản 2 Điều 6 Luật Khiếu nại 2011 và Điều 16 Hướng dẫn Số 06/HD-UBKTTW ngày 18/12/2018 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

“UBND tỉnh Hà Tĩnh cần chỉ đạo giải quyết dứt điểm vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài của ông Đài, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và đảm bảo vụ việc liên quan đến UBND và Chủ tịch UBND hai cấp là huyện Kỳ Anh, xã Kỳ Thọ qua hơn hai nhiệm kỳ được giải quyết minh bạch, tạo sự đồng thuận, tin tưởng của nhân dân địa phương”, Luật sư Điền nhấn mạnh.

Xem thêm

Hà Tĩnh: Một người dân hơn 15 năm “cõng” đơn đi đòi đất

Hà Tĩnh: Một người dân hơn 15 năm “cõng” đơn đi đòi đất

Đã hơn 15 năm nay, ông Hồ Văn Đài (tỉnh Hà Tĩnh) “cõng” đơn đi cầu cứu cơ quan chức năng vì chính quyền địa phương thu hồi đất nhưng không bồi thường và “tự ý” sửa diện tích đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho ông Đài.

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…