Hai CEO lớn lên ủng hộ chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump

Các lãnh đạo hàng đầu Phố Wall ca ngợi Tổng thống Mỹ Donald Trump biết tích cực lắng nghe ý kiến từ giới doanh nghiệp và triển khai các biện pháp nhằm nới lỏng quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh…

CEO Blackstone Stephen Schwarzman, Tổng thống Mỹ Donald Trump và CEO Goldman Sachs David Solomon (từ trái sang)
CEO Blackstone Stephen Schwarzman, Tổng thống Mỹ Donald Trump và CEO Goldman Sachs David Solomon (từ trái sang)

Hai nhà lãnh đạo lớn của Phố Wall đã công khai lên tiếng ủng hộ các quyết định của ông Donald Trump, dù rằng loạt chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ đang làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xảy ra suy thoái kinh tế.

Cụ thể, ông Stephen Schwarzman, CEO của Blackstone cho rằng các mức thuế quan thương mại sau cùng sẽ tạo ra cú hích lớn trong hoạt động sản xuất tại Mỹ, tờ Financial Times đưa tin.

"Với quy mô của nền kinh tế Mỹ, điều này có xu hướng mang lại lợi ích cho cả thế giới”, ông Schwarzman nhận định.

Trong khi đó, ông David Solomon, CEO của Goldman Sachs cho rằng cộng đồng doanh nghiệp hiểu điều mà Tổng thống đang cố gắng thực hiện với chính sách thuế quan. Tuy nhiên ông Solomon vẫn kêu gọi cần có thêm sự rõ ràng trong các chương trình nghị sự của chính quyền.

Mới đây nhất, Tổng thống Donald Trump đã chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ, dẫn đến biện pháp trả đũa từ Liên minh châu Âu (EU), với tổng giá trị hàng hóa bị ảnh hưởng lên tới 26 tỷ Euro. Canada cũng tuyên bố áp thuế 25% lên khoảng 30 tỷ CAD hàng hóa Mỹ.

"Cộng đồng doanh nghiệp ở bất cứ đâu trên thế giới cũng luôn mong muốn mức thuế thấp hơn nhưng tôi hoan nghênh định hướng đổi mới của Tổng thống và đánh giá cao việc ông Trump sẵn sàng lắng nghe các lãnh đạo doanh nghiệp”, ông Solomon chia sẻ với Fox News rằng ông thích cách mà Tổng thống tương tác với giới doanh nhân.

"Các CEO cảm thấy phấn khởi trước những động lực tích cực như việc đơn giản hoá quy định”, CEO Goldman Sachs chia sẻ thêm và nhấn mạnh rằng thủ tục hành chính rườm rà từng là rào cản lớn đối với tăng trưởng và đầu tư.

Ông David Solomon dự đoán số lượng các thương vụ IPO - vốn "ảm đạm" trong vài năm qua - sẽ tăng trở lại vào năm 2025.

CEO của Goldman Sachs cũng là một trong những lãnh đạo doanh nghiệp tham dự buổi gặp gỡ với Tổng thống Trump do Business Roundtable - hiệp hội bao gồm 200 CEO của các tập đoàn lớn nhất nước Mỹ - tổ chức vào tối 11/3.

Tại sự kiện, nhiều doanh nhân bày tỏ quan ngại về việc giá trị vốn hóa thị trường của công ty họ sụt giảm trong những ngày gần đây giữa nỗi lo suy thoái và chiến tranh thương mại leo thang. Chính ông Donald Trump đã nói với các lãnh đạo doanh nghiệp rằng thuế quan sẽ thúc đẩy việc làm trong nước và tăng cường sản xuất công nghiệp ở Mỹ.

"Chiến thắng lớn nhất là khi các doanh nghiệp chuyển nhà máy về nước và tạo ra việc làm. Đó là chiến thắng còn lớn hơn cả việc áp thuế”, ông Donald Trump khẳng định.

Bên cạnh việc khôi phục ngành sản xuất Mỹ, những bước đi quyết liệt của ông Trump còn nhằm mục tiêu giảm thâm hụt thương mại và buộc Mexico và Canada phải ngăn chặn dòng người nhập cư bất hợp pháp cũng như tình trạng buôn lậu fentanyl qua biên giới phía Nam và phía Bắc nước Mỹ.

Tuy nhiên, căng thẳng leo thang giữa Mỹ và các đồng minh thân cận đang khiến cộng đồng doanh nghiệp lo lắng.

Ngoài các biện pháp đáp trả từ EU và Canada, nhiều người còn lo ngại rằng ông Trump có thể thực hiện lời đe dọa áp dụng thuế đối ứng đối với tất cả các đối tác thương mại từ ngày 2/4 - nhắm vào những loại thuế, phí, quy định và trợ cấp mà Washington cho là không công bằng.

Xem thêm

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Người nông dân Mỹ có thể chịu thêm nhiều tổn thất do chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đối với Canada, Mexico và Trung Quốc, với gần một nửa số người tham gia khảo sát của Purdue University/CME Group tin rằng cuộc chiến thương mại sẽ khiến xuất khẩu nông sản Mỹ sụt giảm mạnh...

Có thể bạn quan tâm

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Lừa đảo thời AI

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Lừa đảo thời AI

“Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” đã bắt đầu sử dụng AI để nâng cấp lừa đảo vi hơn. Những video “giả mà như thật” khiến nạn nhân khó phân biệt đâu là người thật, đâu là AI. AI giúp chúng mở rộng quy mô nhanh hơn, giảm chi phí, đồng thời tăng cường độ hiện tại đến mức gần như không thể nhận dạng.

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…