“Nước cờ” thuế quan mới nhất của Donald Trump nguy cơ châm ngòi thương chiến toàn cầu

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã bất ngờ khởi động một đòn giáng thuế quan mới, làm gia tăng nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại trên phạm vi toàn cầu…

donald-trump-15-ap-gmh-250213-1739473344387-hpmain.jpg

Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã giao nhiệm vụ cho đội ngũ kinh tế của mình xây dựng kế hoạch áp thuế đối ứng lên mọi quốc gia đang đánh thuế hàng hoá Mỹ.

Động thái này được đánh giá là có nguy cơ châm ngòi cho chiến thương mại giữa Mỹ với không chỉ các đối thủ mà còn cả nhiều đồng minh lâu năm.

THUẾ QUAN ĐỐI ỨNG

Trong bản ghi nhớ được ký ngày 13/2, ông Donald Trump nêu rõ yêu cầu Bộ thương mại phải tính toán kỹ lưỡng các biện pháp và thuế quan tương ứng với các loại thuế mà nước khác áp lên hàng hoá Mỹ, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng đẩy giá thành hàng hóa xuất khẩu của Mỹ lên cao; đồng thời đánh giá toàn diện các rào cản phi thuế quan như trợ cấp chính phủ, chính sách tỷ giá hối đoái hay quy định an toàn xe cộ khiến sản phẩm Mỹ không thể tiếp cận thị trường nước ngoài.

“Chúng tôi sẽ áp thuế đối ứng. Điều này có nghĩa là bất cứ quốc gia nào đánh thuế Mỹ, thì Mỹ cũng sẽ đánh thuế lại đúng như vậy. Không hơn, không kém. Tất cả là vì sự công bằng”, ông Donald Trump tuyên bố trước báo giới tại Phòng Bầu dục.

Chỉ thị này không trực tiếp áp đặt thuế mới ngay lập tức mà khởi động một quá trình điều tra kéo dài vài tuần hoặc vài tháng về các mức thuế mà đối tác thương mại đang áp dụng lên hàng hóa Mỹ, để rồi từ đó đưa ra phản ứng phù hợp.

Các mục tiêu nhắm đến bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu (EU).

Dù chưa chính thức, nhưng tuyên bố áp thuế mới nhất của ông Trump tiếp tục gây lo ngại về một cuộc chiến thương mại toàn cầu, đồng thời làm gia tăng áp lực lạm phát tại Mỹ.

lynxmpel1c0j4-l.jpg

Bản thân ông Trump - người trong suốt chiến dịch tranh cử 2024 đã cam kết sẽ “hạ nhiệt” giá tiêu dùng - cũng phải thừa nhận rằng các chính sách thuế quan mới sẽ khiến giá cả tăng cao trong ngắn hạn, nhưng ông hứa hẹn rằng lợi ích dài hạn sẽ xứng đáng với cái giá mà họ phải bỏ ra.

Kể từ khi nhậm chức vào ngày 20/1, ông Donald Trump đã tuyên bố áp thuế lên toàn bộ mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu bắt đầu từ ngày 12/3, áp thuế 10% lên hàng hóa từ Trung Quốc, đồng thời hoãn kế hoạch áp thuế với hàng hóa từ Canada và Mexico thêm 30 ngày.

Ứng viên Bộ trưởng Thương mại của chính quyền Donald Trump, ông Howard Lutnick cho biết Bộ sẽ rà soát thuế quan của từng quốc gia một và các nghiên cứu về vấn đề này dự kiến hoàn thành trước ngày 1/4. Đây cũng là thời hạn mà ông Trump đặt ra ngay ngày đầu nhậm chức, yêu cầu Bộ trưởng Lutnick và các cố vấn kinh tế phải báo cáo kế hoạch giảm thâm hụt thương mại - điều mà ông Trump coi là một khoản trợ cấp của Mỹ dành cho các nước khác.

Một quan chức Nhà Trắng tiết lộ, chính quyền sẽ tập trung vào các quốc gia có mức thặng dư thương mại lớn nhất với Mỹ và áp dụng thuế suất cao nhất trước tiên. Ấn Độ là một trong những đối tác thương mại lớn áp thuế cao nhất đối với hàng hoá Mỹ và Thủ tướng Narendra Modi hiện đang có mặt tại Washington để gặp gỡ ông Donald Trump.

CÔNG CỤ ĐÀM PHÁN

Các chuyên gia thương mại đều cho rằng việc thiết kế biểu thuế đối ứng theo ý ông Trump sẽ là một thách thức lớn đối với nhóm cố vấn của ông, và đây có thể là lý do tại sao thuế mới chưa được công bố sớm hơn.

Tuy nhiên, ông Damon Pike, chuyên gia thương mại tại công ty kiểm toán BDO International giải thích rằng theo quy trình thông thường, các mức thuế phải do Quốc hội quyết định. Nhưng ông Donald Trump có thể sử dụng Đạo luật Quyền hạn Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (IEEPA), giống như cách ông đã biện minh cho việc áp thuế lên Trung Quốc và các mức thuế đang chờ áp dụng đối với Canada và Mexico.

"Nếu không có IEEPA, sẽ cần phải có một hành động của cơ quan chức năng trước khi có thể áp bất kỳ biện pháp thuế quan nào... nhưng mọi thứ dường như đang được đẩy nhanh tiến độ”, ông Pike nói thêm

Cũng rất có thể ông Donald Trump sẽ viện dẫn một số điều khoản pháp lý, bao gồm Điều 122 của Đạo luật Thương mại năm 1974, vốn chỉ cho phép áp thuế tối đa 15% trong thời gian 6 tháng, hoặc Điều 338 của Đạo luật Thuế quan năm 1930, cho phép hành động chống lại hành vi phân biệt thương mại gây bất lợi cho Mỹ nhưng chưa từng được sử dụng trước đây.

Một quan chức Nhà Trắng xác nhận rằng biện pháp này cùng với các công cụ pháp lý khác đều có thể được sử dụng.

Vào đầu tuần này, ông Trump xác nhận việc đang xem xét áp thuế riêng đối với ô tô, chất bán dẫn và dược phẩm. Đến thứ Năm, ông khẳng định mức thuế đối với ô tô sẽ sớm được công bố. Ông Josh Lipsky, Giám đốc Trung tâm Kinh tế Địa chính trị thuộc Hội đồng Đại Tây Dương, đồng thời là cựu cố vấn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và từng làm việc tại Nhà Trắng dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, đánh giá: "Tôi cho rằng mọi quốc gia đều đã được cảnh báo. Và nếu muốn thực hiện thuế đối ứng trên quy mô mà ông Trump đề cập, thì đây chính là cách để bắt đầu”.

ghows-oh-200908765-68452d03.jpg

Cũng có ý kiến cho rằng chính sách thuế đối ứng của ông Trump có thể sẽ chỉ là công cụ để đàm phán với các đối tác. Bởi khi được công bố, kế hoạch được đánh giá là gồm các câu chữ mơ hồ, không mang lại nhiều chi tiết cụ thể và không có mốc thời gian cụ thể về ngày áp dụng.

"Thật nhẹ nhõm khi chính quyền Donald Trump không vội vã áp đặt thuế quan mới ngay lập tức, và chúng tôi hoan nghênh việc Tổng thống Mỹ có cách tiếp cận tinh tế hơn, mang tính liên ngành hơn”, bà Tiffany Smith, Phó chủ tịch phụ trách thương mại toàn cầu tại Hội đồng Thương mại Quốc gia Mỹ nhận xét.

"Lý tưởng nhất là quá trình này sẽ dẫn đến việc chúng ta hợp tác với các đối tác thương mại để giảm thuế và rào cản thương mại, thay vì gia tăng chúng”, bà Smith kết luận. Một quan chức Nhà Trắng lưu ý, Tổng thống Mỹ sẵn sàng giảm thuế nếu các nước khác cũng làm vậy.

Chính phủ Mỹ sẽ không áp dụng một mức thuế chung cho tất cả mà thiết kế biểu thuế phù hợp cho từng quốc gia, mặc dù không thể loại trừ khả năng ông Trump sẽ tính đến phương án áp đặt một mức thuế cố định trên toàn cầu.

Xem thêm

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Có thể bạn quan tâm

Thuế quan vô tình "cản trở" thỏa thuận TikTok Mỹ

Thuế quan vô tình "cản trở" thỏa thuận TikTok Mỹ

Theo Reuters đưa tin, thỏa thuận bán lại hoạt động TikTok Mỹ dường như đã bị hoãn lại sau khi phía Trung Quốc đưa ra tín hiệu phản đối trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang do thuế quan…

Những "đại gia" nào đang “nhăm nhe” mua lại TikTok Mỹ?

Những "đại gia" nào đang “nhăm nhe” mua lại TikTok Mỹ?

Khi thời hạn ngày 5/4 đến gần, TikTok một lần nữa đứng trước nguy cơ bị cấm tại Mỹ nếu không tách khỏi công ty mẹ ByteDance. Hiện tại, Tổng thống Donald Trump đang chủ động thảo luận với các cố vấn về những nhà đầu tư tiềm năng nhằm tìm kiếm giải pháp cho ứng dụng này…

Tổng thống Donald Trump đã nhắm đến nhiệm kỳ thứ 3

Ông Donald Trump có thể làm Tổng thống Hoa Kỳ 3 nhiệm kỳ theo cách nào?

Ian Bassin, cựu cố vấn Nhà Trắng cho Tổng thống Obama hiện là giám đốc điều hành của nhóm vận động phi lợi nhuận Protect Democracy, nhận xét: "Nếu ai nói rằng Tu chính án thứ 22 sẽ ngăn cản ông Trump cố gắng tranh cử nhiệm kỳ thứ ba thì có lẽ họ đã sống ở một hành tinh khác với nơi tôi đang sống"...

Mỹ mở chiến dịch “săn trứng” toàn cầu

Mỹ mở chiến dịch “săn trứng” toàn cầu

Chính phủ Mỹ đang ráo riết "săn lùng” nguồn cung trứng từ châu Âu và nhiều quốc gia khác để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng khiến giá cả leo thang…

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Tỷ phú Elon Musk, người dẫn đầu nỗ lực cắt giảm chi tiêu liên bang của chính quyền Donald Trump, đã đặt mục tiêu tiết kiệm hơn 1.000 tỷ USD cho chính phủ trong vòng 130 ngày, dù cho kế hoạch này đối mặt với nhiều thách thức pháp lý và phản ứng trái chiều…