Hải quân Iran biên chế thêm 2 chiến hạm nội địa

Ngày 12/1, truyền thông Iran cho biết, hai chiến hạm đóng trong nước đã gia nhập lực lượng Hải quân.

Hai chiến hạm mới là một tàu đổ bộ trực thăng và một chiến hạm, tham gia cuộc diễn tập tổng hợp, được tổ chức ngày 13/1

Tàu đổ bộ trực thăng được đặt tên là 'Makran', chiến hạm khác được biết là hạm tàu mang tên lửa, có tên gọi là “Zereh” (có nghĩa là 'Áo giáp' trong tiếng Farsi), một trong những chiến hạm mạnh của Iran có tốc độ cũng như khả năng cơ động cao.

Hãng thông tấn Mehr của Iran cho biết, hai chiến hạm mới đóng trong nước được đưa vào biên chế cho hạm đội phía nam Hải quân Iran ở Vịnh Oman, gần eo biển chiến lược Hormuz.

Chiến hạm mang tên lửa là tàu hộ tống tốc độ cao Zereh, được trang bị vũ khí tinh vi "để nâng cao khả năng chiến đấu của Hải quân" trên vùng nước phía nam nước cộng hòa Hồi giáo này.

Tàu đổ bộ sân bay trực thăng Makran dài 231 m, có khả năng mang theo 7 trực thăng chiến đấu và một số máy bay không người lái trên sàn sân bay.

Tàu đổ bộ trực thăng tự đóng của Iran

Đây là động thái mới nhất trong một loạt các đợt triển khai khí tài quân sự mới do Iran sản xuất, trong đó có ​​chiến hạm, máy bay không người lái và tên lửa...., khi căng thẳng giữa Tehran và Washington ngày càng gia tăng.

Vài ngày trước đây, công ty tư nhân Planet Labs của Mỹ công bố một số bức ảnh, được cho là một "cụm tàu tấn công" của Hải quân IRGC trên eo biển Hormuz.

Tehran cũng công bố khai trương một căn cứ hầm ngầm tên lửa chống tàu mới thuộc Hải quân IRGC, mà Tư lệnh trưởng lực lượng IRGC, thiếu tướng Hossein Salami, tuyên bố là "một trong số những căn cứ chứa tên lửa chiến lược – chiến dịch của Lực lượng Vệ binh Cộng hòa".

IRGC công bố triển khai hai chiến hạm mới sau khi Tư lệnh hải quân Iran, Chuẩn Đô đốc Alireza Tangsiri ngày 11/1 khẳng định: Cộng hòa Hồi giáo Iran “có toàn quyền kiểm soát” Vịnh Ba Tư và “thống trị toàn bộ vùng biển” lân cận.

Tangsiri nhấn mạnh, Mỹ “không có lựa chọn nào khác ngoài việc rút khỏi vùng Vịnh”, mà theo ông là “quê hương” của Iran và “các nước Hồi giáo ở vành đai phía nam” Trung Đông.

Tháng 12, phát ngôn viên chính phủ Iran, ông Ali Rabiei cảnh báo Mỹ chấm dứt “chủ nghĩa phiêu lưu ngoài lãnh thổ” mà ông cho là nhằm mục đích quân sự hóa vùng Vịnh khi bình luận tuyên bố trước đó của Hải quân Mỹ, cho biết tàu ngầm năng lượng hạt nhân lớp Ohio USS Georgia và các tàu tuần dương hải trình trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu qua eo biển Hormuz.

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?