Hải quân Mỹ và hải quân NATO đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo bằng tên lửa SM-3

Trong khuôn khổ cuộc diễn tập At-Sea-Demo / Form Does Shield 2021, khu trục hạm lớp Arleigh-Burke USS Paul Ignatius (DDG 117) phối hợp với khu trục hạm Hà Lan đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo mục tiêu trên không gian.

Trong khuôn khổ cuộc diễn tập At-Sea-Demo / Form Does Shield 2021, khu trục hạm lớp Arleigh-Burke USS Paul Ignatius (DDG 117) phối hợp với khu trục hạm Hà Lan đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo mục tiêu trên không gian.

Ngày 8/6 Lực lượng Hải quân Mỹ khu vực Âu-Phi thông báo, trong khuôn khổ cuộc diễn tập At-Sea-Demo / Form Does Shield 2021, khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh-Burke USS Paul Ignatius (DDG 117) đã phóng hai tên lửa đánh chặn Standard Missile-3 (SM-3) tiêu diệt thành công mục tiêu tên lửa đạn đạo phóng từ Dãy Hebrides, ngày 26/5 và ngày 30/5/2021.

Trong một hoạt động liên kết phối hợp mang tính đột phá, khu trục hạm HNLMS De Zeven Provincien (F802) của Hải quân Hoàng gia Hà Lan, sử dụng hệ thống điều hành tác chiến tiên tiến, cung cấp cảnh báo sớm về đường đạn của tên lửa đạn đạo mục tiêu cho cụm tàu đặc nhiệm hàng hải. 

Sau khi nhận được thông tin trinh sát mục tiêu, USS Paul Ignatius sử dụng hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến tính toán giải pháp khai hỏa, phóng SM-3 Block IA và tiêu diệt tên lửa. Khả năng tương tác trên cấp độ kỹ thuật cao này là vấn đề then chốt của hệ thống phòng thủ tên lửa trên biển - minh chứng cho thấy khả năng tích hợp hoàn hảo của lực lượng Đồng minh, thay vào những những gì trước đây do hải quân Mỹ phải thực hiện.

Chỉ huy trưởng Cụm Đặc nhiệm Hải quân Phòng thủ Tên lửa và Phòng không Liên hợp, Đại tá thuyền trưởng Mỹ Jonathan D. Lipps cho biết: “Năng lực trinh sát phát hiện phóng tên lửa, theo dõi và đánh chặn là chìa khóa để tăng cường phòng thủ, năng lực răn đe các kẻ thù tiềm năng trước kỹ thuật phát triển tên lửa ngày càng tiến bộ. Các vụ phóng tên lửa đạn đạo không chỉ phức tạp để theo dõi mà còn đòi hỏi công nghệ chính xác để đánh chặn. Hoạt động đánh chặn là sử dụng động năng đầu đạn, đánh trúng một đầu đạn tên lửa với tốc độ siêu thanh trong không gian. Thực tế tác chiến này đòi hỏi thường xuyên duy trì năng lực tác chiến cao trong Liên minh, phải có khả năng theo dõi và chia sẻ dữ liệu kiểm soát phóng tên lửa và quỹ đạo bay cho nhiều đối tác, miền tác chiến và mạng dữ liệu”.

Cuộc diễn tập năm 2021 là một dấu ấn mới về cấp độ phức tạp của các kịch bản thử nghiệm, được thiết kế để dự đoán những mối đe dọa trong tương lai gần và giải pháp ngăn chặn. Cuộc diễn tập At-Sea Demo / Form Does Shield 21 tạo cơ hội sử dụng thực tế các hợp phần của kiến ​​trúc Phòng thủ Tên lửa Đạn đạo NATO, phát triển các chiến thuật, kỹ thuật và quy trình hành động trong các vùng tác chiến của NATO.

Cuộc diễn tập bắn đạn thật trên biển trong khuôn khổ At-Sea Demo / Form Does Shield 21 là sự liên kết phối hợp các thành viên thuộc Diễn đàn Phòng thủ Tên lửa trên biển (MTMD-F). Các chương trình hành động MTMD-F là yếu tố trọng tâm cho Phòng thủ tên lửa đạn đạo của NATO. Diễn đàn phát triển các quan hệ đối tác toàn cầu tập trung vào năng lực liên minh và khả năng tương tác trong Phòng thủ Tên lửa và Phòng không Hải quân Tích hợp.

Tham gia vào cuộc diễn tập là các chiến hạm, máy bay, trang thiết bị và lực lượng Hải quân từ mười quốc gia Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Na Uy, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh và Mỹ, cùng nghiên cứu học hỏi và tăng cường mối quan hệ với các Đồng minh và Đối tác trong khu vực.

MTMD-F hợp tác chặt chẽ với Lực lượng tấn công và hỗ trợ hải quân NATO (STRIKFORNATO) phát triển kế hoạch thu thập thông tin tình báo, trinh sát, giám sát và phân tích dữ liệu nhằm phát triển năng lực kỹ chiến thuật của lực lượng trực tiếp tác chiến.

“Từ độ sâu đại dương đến quỹ đạo trái đất thấp, STRIKFORNATO bảo vệ Liên minh trên tất cả các lĩnh vực và chống lại tất cả các ý đồ tấn công trên chiến trường châu Âu” - thuyền trưởng Hạng 1 Lipps nói.

Lực lượng tấn công và hỗ trợ hải quân NATO, có trụ sở tại Oeiras, Bồ Đào Nha là cơ quan chỉ huy đầu não trên biển, có thể triển khai nhanh chóng, cung cấp khả năng chỉ huy, điều hành tác chiến và kiểm soát trên toàn bộ các vùng chiến sự Âu - Phi.

Hạm đội 6 Mỹ, có trụ sở tại Naples, Ý, thực hiện các sứ mệnh hải quân chung, phối hợp với các đối tác, đồng minh và các quân chủng, lực lượng nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia của Mỹ cũng như an ninh và ổn định ở châu Âu và châu Phi.

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Tỷ phú Elon Musk, người dẫn đầu nỗ lực cắt giảm chi tiêu liên bang của chính quyền Donald Trump, đã đặt mục tiêu tiết kiệm hơn 1.000 tỷ USD cho chính phủ trong vòng 130 ngày, dù cho kế hoạch này đối mặt với nhiều thách thức pháp lý và phản ứng trái chiều…

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ rúng động trước tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế 25% đối với tất cả xe hơi và linh kiện ô tô nhập khẩu. Quyết định này có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại và tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất ô tô toàn cầu…

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics Han Jong-hee, người đã có công dẫn dắt tập đoàn đạt được nhiều đột phá công nghệ và giữ vững vị thế toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 63…

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…