Hải quân Nga – Iran diễn tập chống khủng bố, cướp biển và cứu nạn trên Ấn Độ Dương

Hải quân Nga và Iran đã tiến hành cuộc diễn tập song phương, có mã hiệu là Vành đai An ninh Biển trên Vịnh Oman và phía bắc Ấn Độ Dương, nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu trước các các mối đe dọa.

Bắt đầu từ ngày 15/2, trong cuộc diễn tập kéo dài hai ngày, ​​hải quân Iran - Nga tiến hành thục luyện các bài tập chiến thuật chống khủng bố, tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ chống lại các cuộc tấn công từ cướp biển.

Cuộc diễn tập được tổ chức với phương châm hợp tác tập thể vì an ninh thương mại biển, được thực hiện trên một vùng nước rộng 17.000 km vuông.

Hải quân Nga đưa hộ tống hạm tên lửa Stoiky và tàu hậu cần kỹ thuật KoLa cùng với nhiều khí tài, trang thiết bị quân sự quân sự khác. Phía Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran cũng đưa một liên đoàn chiến hạm các loại tham gia cuộc diễn tập

Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran cũng sẽ triển khai lực lượng hải quân của mình tới cuộc tập trận.

Các quan chức quân sự Iran cho biết, cuộc diễn tập chung gửi một thông điệp mạnh mẽ đến các quốc gia thù địch với nước Cộng hòa Hồi giáo này ở trong và ngoài khu vực Trung Đông.

Cuộc diễn tập hải quân chung Nga - Iran trên Ấn Độ Dương

Đây là cuộc diễn tập lần thứ hai kể từ tháng 12/2019 khi Iran, Trung Quốc và Nga đồng tổ chức một cuộc diễn tập hải quân chung có cùng mục đích trong cùng khu vực.

Phía bắc Ấn Độ Dương, nơi tổ chức các cuộc diễn tập là tuyến vận tải thương mại đường thủy chiến lược do được kết nối với Vịnh Ba Tư thông qua eo biển Hormuz, là tuyến đường trung chuyển chính cho phần lớn dầu mỏ thế giới.

Trên vùng nước hẹp này, 1/5 lượng dầu thế giới được vận chuyển qua lại với những đoàn tàu vận tải hàng hóa.

Cuộc diễn tập chung có thể không chỉ là một hoạt động quân sự thông thường; Các quan chức Iran cho biết, cuộc diễn tập có mục đích thiết lập lại an ninh toàn diện, tăng cường khả năng phòng thủ trên biển của Cộng hòa Hồi giáo trong bối cảnh lực lượng hải quân Mỹ đang thường trực trong khu vực.

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...