Hàn Quốc, Nhật Bản đưa quân tham gia Liên minh Hải quân Mỹ trên eo biển Hormuz

Ngày 18/12/2019, trang Joongang Ilbo cho biết, Hàn Quốc sẽ gửi một đơn vị hải quân tới eo biển Hormuz để tham gia liên minh hải quân do Mỹ lãnh đạo, nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Iran trên tuyến đường vận tải dầu chiến lược qua eo biển này.

Yonhap dẫn các nguồn tin chính phủ Hàn Quốc cho biết, hải đội Cheonghae chống cướp biển đang tuần tra Ấn Độ Dương ngoài khơi vùng Sừng châu Phi, thành viên của Lực lượng đặc nhiệm liên hợp đa quốc gia 151, sẽ được lệnh gia nhập liên minh hải quân chống Iran do Mỹ dẫn đầu.

Hội đồng An ninh Quốc gia Hàn Quốc quyết định chống lại việc triển khai một đơn vị riêng biệt tham gia liên minh, mở rộng hoạt động của đội đặc nhiệm hải quân đã có trong khu vực. Lực lượng này gồm 300 binh sĩ và một máy bay trực thăng quân sự trên tàu khu trục ROKS Kang Gam-chan.

Theo truyền thông Hàn Quốc, động thái này cho phép Seoul tiếp tục duy trì quan hệ với Tehran nhưng đáp ứng được yêu cầu của Mỹ.

Theo trang Joongang Ilbo, đây là một biện pháp xoa dịu Wasshington đang muốn được chi trả nhiều hơn để duy trì các căn cứ quân sự của Mỹ tại Hàn Quốc. Trong khi Seoul không sẵn sàng chi thêm hàng tỷ USD cho yêu cầu này.

Quyết định được đưa ra sau nhiều tháng chịu áp lực từ Hoa Kỳ và có vẻ là cuộc triển khai quân sự nước ngoài lớn nhất của Hàn Quốc kể từ khi tham gia Hoa Kỳ trong Chiến tranh Iraq - theo Joongang Ilbo.

Theo trang Asahi, chính phủ Nhật Bản cũng quyết định gửi một đơn vị tự vệ biển đến khu vực Eo biển Hormuz. Và xem đây như một giải pháp thay thế để gia nhập liên minh Hải quân do Mỹ dẫn đầu bảo vệ các tàu chở dầu thương mại đi qua những tuyến đường vận tải biển chính ở Trung Đông.

Trước đó, truyền thông Nhật Bản cho biết, quốc gia này sẽ không tham gia một liên minh quân sự, do có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Iran, nhà cung cấp sản xuất dầu quan trọng cho Nhật Bản.

Khi căng thẳng giữa Mỹ và Iran gia tăng, Wasshington quyết định tập trung liên minh quân sự Hải quân gây sức ép lên quốc gia Hồi giáo này. Truyền thông đưa tin về hàng loạt các cuộc tấn công vào tàu chở dầu trên biển vùng Vịnh, lực lượng Houthi tiến hành một cuộc tấn công bằng UAV và tên lửa vào các cơ sở dầu mỏ lớn ở Ả Rập Saudi, phương Tây cáo buộc Iran đứng sau các cuộc tấn công này. Trong khi đó, Tehran bác bỏ mọi cáo buộc này.

Eo biển Hormuz là một tuyến giao thông thủy chiến lược giữa Bán đảo Ả Rập và Iran. Đây là tuyến đường biển then chốt để xuất khẩu dầu của các nước vùng Vịnh. 

Theo trang Joongang Ilbo , có đến 70% lượng dầu nhập khẩu của Hàn Quốc được vận chuyển qua eo biển Hormuz.

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?