Hầu hết hồ thuỷ điện dưới mực nước chết, nguy cơ mất điện tất cả các giờ trong ngày

Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho biết, tính đến ngày 6/6, hầu hết các hồ thủy điện lớn miền Bắc đã về mực nước chết gồm: Lai Châu, Sơn La, Tuyên Quang, Bản Chát, Hủa Na, Thác Bà. Đặc biệt, hai hồ thủy điện Lai Châu và Sơn La đã xuống dưới mực nước chết.

Thông tin trên được ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương cho biết trong buổi cung cấp thông tin cho báo chí về tình hình cung ứng điện trong bối cảnh nhiều địa phương tại miền Bắc bị mất điện những ngày qua diễn ra chiều 7/6.

Mất điện
Ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng cục Điều tiết điện lực

Cục trưởng cục Điều tiết điện lực cho, biết hệ thống điện miền Bắc đối mặt với nguy cơ thiếu công suất tại hầu hết các giờ trong ngày, và nhiều quốc gia như Ấn Độ, Bangladesh, thậm chí Trung Quốc cũng đối diện cắt điện luân phiên.

Tính đến ngày 6/6, công suất khả dụng của thủy điện là 3.110 MW, chỉ đạt 23,7% công suất lắp. Hiện chỉ còn duy nhất hồ thủy điện Hòa Bình còn nước trong hồ và có thể duy trì phát điện đến ngày 12 và 13/6. Các hồ khác đang ở mực nước chết hoặc dưới mực nước chết.

Tổng công suất không huy động được của các nguồn thủy điện miền Bắc nêu trên sẽ ở mức 5.000 MW và có thể lên đến 7.000 MW khi hồ thủy điện Hòa Bình về mực nước chết.

Về nhiệt điện, việc cung ứng than cho các nhà máy nhiệt điện vẫn được đảm bảo. Các nhà máy nhiệt điện than đã đủ nhiên liệu vận hành với công suất huy động cao.

Nhưng, do thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, các tổ máy hoạt động tối đa công suất trong thời gian dài dẫn đến những sự cố về thiết bị. Ngoài ra, nhiều tổ máy nhiệt điện than bị sự cố dài ngày như Vũng Áng, Phả Lại, Cẩm Phả, Nghi Sơn 2. Điển hình như ngày 1/6, tổng công suất không huy động được từ các nhà máy nhiệt điện than miền Bắc bị sự cố và suy giảm công suất lên đến 1.030 MW.

Như vậy, đến ngày 6/6, nguồn nhiệt điện than miền Bắc chỉ huy động được 11.934 MW, chiếm 76,6% công suất lắp đặt.

Khả năng truyền tải điện từ miền Trung ra miền Bắc qua đường dây 500 kV Bắc, Trung luôn ở ngưỡng giới hạn cao, giới hạn tối đa từ 2.500 - 2.700 MW dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ sự cố.

Ông Hòa cho biết, tổng công suất khả dụng của hệ thống điện miền Bắc bao gồm cả điện nhập khẩu có thể huy động để đáp ứng nhu cầu phụ tải điện chỉ đạt mức 17.500 đến 17.900 MW (khoảng 59,2% công suất lắp đặt).

Trong khi đó, nhu cầu sử dụng điện ở khu vực miền Bắc có thể lên mức 23.500 đến 24.000 MW trong những ngày nắng nóng sắp tới. Như vậy, hệ thống điện miền Bắc sẽ thiếu hụt khoảng 4.350 MW với sản lượng không đáp ứng được trung bình ngày là 30,9 triệu kWh, ngày cao nhất có thể lên tới 50,8 triệu kWh.

Thông tin thêm, ông Ngô Sơn Hải, Phó Tổng giám đốc EVN cho biết, hiện nay công suất khả dụng nguồn của hệ thống chỉ đạt 17.000 MW, những ngày nắng nóng nhu cầu tiêu thụ có thể lên đến trên 20.000 MW.

Lượng công suất tiết giảm ở thời điểm cao nhất khoảng 30% công suất sử dụng. Đây là công suất ở thời điểm cao nhất. Còn tính sản lượng điện trung bình trong cả ngày thì việc tiết giảm cho cả ngày ở mức 6 đến 10% tùy thuộc ngày trời mát hay nắng nóng.

Để xử lý tình huống này, Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) căn cứ Thông tư 34 của Bộ Công Thương hướng dẫn để phân bổ công suất sử dụng đó cho Tổng công ty điện lực miền Bắc và Tổng công ty điện lực Hà Nội. Hai đơn vị này căn cứ hướng dẫn của Bộ Công Thương sẽ phân bổ công suất đó cho từng điện lực tỉnh, thành phố. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…