Hoa Kỳ nâng mức báo động về các máy bay không người lái của Iran tại Trung Đông

Việc Iran và các đồng minh sử dụng máy bay không người lái để giám sát và tấn công trên khắp khu vực Trung Đông đang khiến Hoa Kỳ phải gia tăng báo động.
Hoa Kỳ nâng mức báo động về các máy bay không người lái của Iran tại Trung Đông

Chính phủ Hoa Kỳ tin răng lực lượng dân quân liên kết của Iran tại Iraq trong thời gian gần đây đã sử dụng hệ thống máy bay không người lái có sẵn trên thị trường để tăng cường giám sát quân đội và căn cứ của Mỹ ở nước này.

Tiết lộ được đưa ra vào thời điểm căng thẳng gia tăng giữa Hoa Kỳ - Iran, và nhấn mạnh về những cách thức mà Tehran và các lực lượng đồng minh đang phụ thuộc vào máy bay không người lái (UAV) tại các khu vực của Yemen, Syria, Eo biển Hormuz và Iraq.

Dưới sự giám sát, các máy bay không người lái của Iran có thể ném bom và thực hiện “chuyến bay kamikaze” – chuyến bay cảm tử chứa đầy chất nổ và sẽ lao vào một địa điểm/khu vực nào đó”, theo thông tin từ một quan chức Hoa Kỳ giấu tên.

Quân đội Houthi được Iran hẫu thuận đã gia tăng đáng kể các cuộc tấn công UAV trong những tháng gần đây, ném bom vào các sân bay và cơ sở dầu mỏ ở Ả Rập Saudi – đối thủ dầu mỏ chính của Iran.

TT Hoa Kỳ Donald Trump vào năm ngoái đã rút khỏi thoả thuận hạt nhân 2015 và áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm “cắt đứt” xuất khẩu dầu của Iran ra nước ngoài, đồng thời gây áp lực buộc Iran phải đám phàn về chương trình tên lửa đạn đạo và chính sách khu vực.

Các nhà phân tích an ninh cho biết, việc Iran và quân đồng minh sử dụng máy bay không người lái UAV là một chiến lực cố gắng đẩy lùi và chống lại những áp lực từ Mỹ và “các kẻ thù” khác như Ả Rập Saudi hay Israel.


Video trình diễn sức mạnh của những chiếc UAV RQ-170 do Iran tự sản xuất dựa theo một mẫu UAV do... Lockheed Martin sản xuất từng bị quân dội Iran bắn hạ 

Quan chức Hoa Kỳ ước tính, Iran hiện cho bay 2 hoặc 3 máy bay không người lái hoạt động trên vùng Vịnh mỗi ngày, biến việc đó trở thành một phần cốt lõi trong nỗ lực theo dõi eo biển Hormuz – nơi 1/5 lượng dầu của thế giới phải đi qua.

Trong những tuần gần đây, súng cối và hoả tiễn đã được bắn vào các căn cứ tại Iraq, nơi có lực lượng Hoa Kỳ đóng quân nhưng may mắn không có người lính Mỹ nào bị thương. Các nhóm dân quân Iraq liên kết với Iran đã bắt đầu sử dụng máy bay không người lái vào năm 2014 và 2015 trong các trận chiến tranh giành lãnh thổ từ Nhà nước Hồi giáo. Các nhóm này đã được đào tạo để sử dụng máy bay không người lái từ các thành viên của Vệ binh Cách mạng Iran và Hezbollah của Lebanon, theo thông tin được các quan chức an ninh Iraq cung cấp.

Một quan chức an ninh Iraq cho biết: “Các nhóm quân sự thuộc Iran có khả năng khởi động các cuộc tấn công trên không bằng máy bay không người lái. Tuy nhiên điều đó vẫn chưa xảy ra. Việc họ sử dụng súng cối và tên lửa katyusha trong các cuộc tấn công có phần “’tiết chế’ gần đây có khả năng để gửi một thông điệp chứ không phải để gây ra thiệt hại. Trong tương lai, việc họ sử dụng máy bay không người lái có chất nổ là hoàn toàn có thể xảy ra nếu căng thẳng giữa Tehran và Washington ngày càng trở nên tồi tệ”.

Theo Reuters

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...