Hơn 30 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức hoặc phát hành thêm trong tuần này

Trong khoảng từ 28/6 đến 4/7, trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có hơn 30 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt, bằng cổ phiếu hoặc phát hành thêm.
Hơn 30 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức hoặc phát hành thêm trong tuần này

Có một số doanh nghiệp đáng chú ý trong đợt này là:

Công ty cổ phần Container Việt Nam (Mã: VSC) dự định trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 10%, tức là nhà đầu tư nắm giữ 100 đơn vị VSC tại ngày chốt quyền sẽ được nhận thêm 10 cổ phiếu mới.

Ngày giao dịch không hưởng quyền (GDKHQ) là 29/6. Tổng số cổ phiếu dự kiến được phát hành là hơn 11 triệu đơn vị, vốn điều lệ tăng lên thành 1.212 tỷ đồng.

Quý I năm nay, Container Việt Nam ghi nhận cả doanh thu, lợi nhuận và biên lãi thuần đều cải thiện so với quý I/2021.

Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex – Mã: VCG) cũng có kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 10%. Ngày GDKHQ là 30/6.

Vinaconex hiện có 441,7 triệu cổ phiếu đang lưu hành nên sẽ cần phát hành thêm 44 triệu cổ phiếu VCG. Vốn điều lệ dự kiến tăng từ 4.417 tỷ đồng lên 4.859 tỷ đồng.

Quý I vừa qua, Vinaconex báo cáo lãi sau thuế 780 tỷ đồng, cao gấp hơn hai lần cùng kỳ 2021.

Một doanh nghiệp khác cũng sắp chốt quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 10% là CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (Mã: KDH). Ngày GDKHQ là 4/7. Tổng số cổ phiếu dự kiến phát hành là 64,3 triệu đơn vị. Vốn điều lệ sau chia cổ tức là 7.072 tỷ đồng.

Công ty cổ phần Thế Giới Số (Digiworld - Mã: DGW) có kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 10% và phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 80%. Như vậy, nhà đầu tư nắm giữ 100 cổ phiếu DGW sẽ được nhận 100.000 đồng tiền mặt (chưa trừ thuế, phí) và 80 cổ phiếu DGW mới.

Digiworld là doanh nghiệp vừa bán lẻ các sản phẩm điện tử và công nghệ, vừa cung cấp cho các doanh nghiệp bán lẻ khác như CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG) và CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail – Mã: FRT). Tại ngày 31/3/2022, Thế Giới Số đang có khoản phải thu 759 tỷ đồng từ Thế Giới Di Động và 248 tỷ đồng từ FPT Retail. 

Biểu đồ bên dưới cho thấy giá cổ phiếu DGW hiện nay đang thấp hơn đáng kể so với đỉnh thiết lập hồi tháng 4 năm nay.

Tập đoàn Masan (Mã: MSN) dự định trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 8%, tương đương 800 đồng/cp. Ngày GDKHQ và ngày thanh toán lần lượt là 4/7 và 13/7.

Tập đoàn của Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang đang có 1,42 tỷ cổ phiếu đang lưu hành nên sẽ cần chi gần 1.140 tỷ đồng để thanh toán cho cổ đông.

Ông Nguyễn Đăng Quang hiện chỉ nắm giữ 15 cổ phiếu MSN, tuy nhiên vợ ông Quang là Nguyễn Hoàng Yến - Thành viên HĐQT của Masan - đang sở hữu tới 50,9 triệu đơn vị MSN, tương đương 3,58% vốn điều lệ tập đoàn.

Công ty cổ phần Masan do ông Nguyễn Đăng Quang làm Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc cũng đang nắm giữ xấp xỉ 446,3 triệu cổ phiếu MSN, ứng với tỷ lệ 31,5%.

Trong đợt cổ tức tới, nhóm cổ đông liên quan tới tỷ phú Nguyễn Đăng Quang sẽ được nhận khoảng 398 tỷ đồng.

Theo thống kê của tạp chí Forbes, Chủ tịch Tập đoàn Masan đang có khối tài sản ròng trị giá 1,7 tỷ USD. Bảng số liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) bên dưới cho thấy Masan đang có vốn hóa xấp xỉ 156.000 tỷ đồng, đứng thứ 6 toàn sàn.

Doanh nghiệp có giá trị thị trường xếp thứ 4 sàn HOSE là Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS – Mã: GAS) cũng sắp trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 30%. Ngày GDKHQ và ngày thanh toán lần lượt là 4/7 và 3/10.

PV GAS hiện có vốn điều lệ 19.139 tỷ đồng nên sẽ cần chi ra khoảng 5.742 tỷ đồng để hoàn thành nghĩa vụ với cổ đông.

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đang kiểm soát gần 96% vốn của PV GAS nên sẽ được nhận hầu hết số tiền cổ tức nói trên.

Xem thêm

G7 công bố lệnh cấm nhập khẩu vàng của Nga

G7 công bố lệnh cấm nhập khẩu vàng của Nga

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã lên Twitter để xác nhận các báo cáo trước đó về một số lệnh trừng phạt mới đối với Nga, sau cuộc họp thượng đỉnh G7 mới đây tại Munich, Đức.

Có thể bạn quan tâm

"Bán tháng 5" hay ngược sóng thị trường?

"Bán tháng 5" hay ngược sóng thị trường?

Trong bối cảnh thị trường chưa thực sự ổn định và nhiều yếu tố ngoại lực còn tiềm ẩn rủi ro, giới phân tích khuyến nghị nhà đầu tư nên duy trì thế phòng thủ, thận trọng trong phân bổ vốn và ưu tiên nhóm cổ phiếu có nền tảng cơ bản vững chắc...

VN-Index đang trên đà chinh phục 1.320 điểm

VN-Index đang trên đà chinh phục 1.320 điểm

VN-Index tiếp tục đà hồi phục mạnh mẽ, vượt mốc 1.300 điểm trong phiên 14/5 và đang dần áp sát vùng cản kỹ thuật 1.320–1.340 điểm, tuy nhiên, đà tăng này cũng tiềm ẩn những rung lắc khi thị trường tiệm cận vùng kháng cự mạnh, báo hiệu khả năng điều chỉnh ngắn hạn trong các phiên tới...

Khi cổ tức vượt xa thị giá, ai là những "ông vua” hào phóng?

Khi cổ tức vượt xa thị giá, ai là những "ông vua” hào phóng?

Trong khi phần lớn cổ phiếu trên thị trường èo uột về thanh khoản và lợi nhuận, loạt cái tên tưởng như bị lãng quên như May Phan Thiết, Mai táng Hải Phòng hay Cơ khí Phổ Yên lại “ghi điểm” với mức cổ tức lên đến hàng trăm phần trăm bằng tiền mặt...

VN-Index có thể vẫn giữ được quán tính tăng

VN-Index có thể vẫn giữ được quán tính tăng

Thị trường chứng khoán mở đầu tuần mới đầy khởi sắc khi VN-Index tăng gần 16 điểm, vượt qua vùng giá cao nhất kể từ đầu tháng 4 và tiến sát mốc tâm lý 1.300 điểm, tuy nhiên giới phân tích cảnh báo thị trường sẽ tiếp tục rung lắc và phân hóa trong ngắn hạn, đặc biệt tại những vùng kháng cự mạnh...

VN-Index hướng tới vùng mục tiêu 1.275 – 1.313 điểm

VN-Index hướng tới vùng mục tiêu 1.275 – 1.313 điểm

Thị trường đã có tuần giao dịch đầu tháng 5 đầy khởi sắc, lấy lại gần như toàn bộ mức giảm mạnh trong tháng 4 nhờ loạt thông tin tích cực từ diễn biến đàm phán thương mại, dù vậy, áp lực đang dần hiện hữu, khiến xu hướng sắp tới được dự báo sẽ giằng co hơn khi chỉ số tiến gần mốc 1.300 điểm...