G7 công bố lệnh cấm nhập khẩu vàng của Nga

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã lên Twitter để xác nhận các báo cáo trước đó về một số lệnh trừng phạt mới đối với Nga, sau cuộc họp thượng đỉnh G7 mới đây tại Munich, Đức.
G7 công bố lệnh cấm nhập khẩu vàng của Nga

Các nhà lãnh đạo của các quốc gia G7 sẽ sớm công bố lệnh cấm nhập khẩu vàng của Nga vì cuộc chiến Nga - Ukraine, Tổng thống Mỹ Joe Biden xác nhận vào 26/6 theo giờ địa phương. 

“Cùng nhau, G7 sẽ đưa ra thông báo về việc chúng tôi cấm nhập khẩu vàng của Nga, một mặt hàng xuất khẩu chính thu về hàng chục tỷ USD cho nước này,” ông Joe Biden cho biết. 

Động thái này sẽ bổ sung vào một loạt các hình phạt mà phương Tây áp đặt đối với Nga kể từ khi cuộc tấn công vào Ukraine bắt đầu vào ngày 24/2.

Các biện pháp trừng phạt hầu như đều nhắm mục đích trực tiếp tới nền kinh tế Nga và bao gồm các lệnh cấm hoặc hạn chế nhập khẩu cũng như kinh doanh dầu khí với các doanh nghiệp, ngân hàng và cá nhân Nga. Trên thực tế, Mỹ, Canada và các đồng minh châu Âu đã đồng ý vào tháng 2 để loại bỏ các ngân hàng chủ chốt của Nga khỏi hệ thống nhắn tin liên ngân hàng - SWIFT, đồng nghĩa với việc loại bỏ quốc gia này khỏi phần lớn hệ thống tài chính toàn cầu.

Chính phủ Anh vào cùng ngày cũng xác nhận động thái cấm nhập khẩu vàng của Nga, nói rằng họ sẽ áp dụng đối với vàng mới khai thác và vàng tinh luyện - ngoại trừ vàng có thể đến từ Nga nhưng đã qua một khu vực xuất khẩu khác. 

Theo dữ liệu mới nhất của Hội đồng vàng thế giới, Nga là nhà sản xuất vàng lớn thứ hai thế giới, với khoảng 10% sản lượng toàn cầu. Reuters báo cáo rằng lượng vàng nắm giữ Nga đã tăng gấp ba lần kể từ năm 2104 và loại hàng hóa này là tài sản quan trọng đối với ngân hàng trung ương của Nga - vốn đang hoạt động trong những điều kiện hạn chế nghiêm trọng.

Sức mạnh của đồng rúp

Bất chấp mức độ trừng phạt chưa từng có đối với Điện Kremlin, đồng rúp của Nga thực sự đã chạm mức mạnh nhất trong 7 năm vào tuần trước sau sự sụp đổ hồi tháng Hai.

Đồng rúp của Nga chạm mức 52,3 so với đồng đô la vào giữa tuần trước, mức mạnh nhất kể từ tháng 5/2015 và mức tăng này đang được Điện Kremlin coi là "bằng chứng" cho thấy các lệnh trừng phạt của phương Tây không hề có tác dụng.

Trên thực tế, đồng rúp đã thực sự tăng giá mạnh đến mức ngân hàng trung ương Nga phải tích cực thực hiện các biện pháp để cố gắng kiểm soát, với lo ngại rằng điều này sẽ khiến hàng hóa xuất khẩu của nước này kém cạnh tranh hơn.

Xem thêm

EU chuẩn bị gói trừng phạt thứ 5 nhằm vào Nga?

EU chuẩn bị gói trừng phạt thứ 5 nhằm vào Nga?

Ngày 18/3, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết ông đã thảo luận với Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell về gói trừng phạt tiếp theo nhằm vào Nga, liên quan chiến dịch quân sự của nước này tại Ukraine.
Australia mở rộng trừng phạt đối với các doanh nghiệp Nga

Australia mở rộng trừng phạt đối với các doanh nghiệp Nga

Australia vừa bổ sung các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm gây sức ép đối với chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine. Trong lần trừng phạt mới nhất này, Australia nhắm mục tiêu vào các công ty vận tải và sản xuất linh kiện điện tử.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…