Hơn 53.000 lao động mất việc do doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong năm 2022 có 637.491 lao động bị cắt, giảm việc làm, chiếm khoảng 4% tổng số lao động trong doanh nghiệp.
lao động

Trong đó, số lao động bị mất việc là 53.674 người, chiếm 8,4%; số phải giảm giờ làm trên 359.087 người, chiếm 56,3%, trong đó chủ yếu là làm thêm giờ và giảm giờ làm bình thường; số phải tạm ngừng việc có trả lương là 22.679 người, chiếm 4%; số tạm hoãn hợp đồng lao động là 35.081 người, chiếm 5,5 %; số còn lại, doanh nghiệp sắp xếp theo một số hình thức khác (nghỉ phép năm, kéo dài thời gian nghỉ Tết...).

Nguyên nhân của việc cắt, giảm lao động trên là do các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, bị cắt giảm đơn hàng, dẫn đến phải cắt giảm việc làm.

Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có 528 doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng (chiếm khoảng 0,06% tổng số doanh nghiệp), phải cắt giảm việc làm. Trong đó, 65,3% doanh nghiệp FDI, còn lại là dân doanh.

Có 60% doanh nghiệp ở các tỉnh miền Nam; 24% doanh nghiệp ở các tỉnh miền Bắc; 16% doanh nghiệp ở các tỉnh miền Trung đã bị cắt giảm đơn hàng. Tập trung ở các ngành nghề: dệt may; da giày; chế biến gỗ; cơ khí công nghiệp phụ trợ...

Chỉ riêng 3 tháng cuối năm 2022, cả nước có 117.000 lao động bị thôi việc, mất việc, trong đó, 68% là lao động phổ thông và 85% trong số họ làm việc ở ngành dệt may, da giày và sản xuất linh kiện điện tử.

Đáng chú ý, tình trạng lao động thất nghiệp tăng lại trái ngược với tình trạng số lượng doanh nghiệp thành lập mới hoặt quay trở trở lại hoạt động.

Theo đó, năm 2022, có 148.500 doanh nghiệp thành lập mới, đăng ký sử dụng 981.300 lao động, không kể số lao động do gần 60.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Trong khi đó, chỉ có 143.200 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Xem thêm

Giải pháp nào cho thực trạng người lao động phải về quê đón Tết sớm?

Giải pháp nào cho thực trạng người lao động phải về quê đón Tết sớm?

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp đồng loạt cắt giảm nhân sự, cắt giảm đơn hàng, khiến cho đời sống nhân dân lao động gặp nhiều khó khăn. Vì thế, các ban ngành cần có những giải pháp để hỗ trợ cho lao động và doanh nghiệp trong thời gian tới, nhằm ổn định và phát triển kinh tế quốc gia.

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...