HoREA: Không nên “áp dụng hợp đồng BOT đối với dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng”

Đó là nội dung tại văn bản số 89/2023/CV- HoREA góp ý Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. HCM” của Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA)…
hợp đồng BOT
Không nên “áp dụng hợp đồng BOT đối với dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng”. Ảnh minh hoạ

Cụ thể, HoREA đề nghị "không nên áp dụng hợp đồng BOT đối với dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hoá công trình đường bộ hiện hữu” để tránh xảy ra xung đột lợi ích giữa chủ đầu tư dự án với người dân sử dụng tuyến đường BOT phải trả phí, tiềm ẩn phát sinh “điểm nóng” trong xã hội.

Mà nên thực hiện dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hoá công trình đường bộ hiện hữu theo hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT), sử dụng nguồn vốn ngân sách của thành phố để thanh toán cho nhà đầu tư.

Giải thích về ý kiến này, HoREA đưa ra nhận định, điểm a khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người sử dụng công trình BOT do phải trả phí và cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng trực tiếp.

Nên khoản 5 Điều 7 Luật PPP đã quy định nguyên tắc thực hiện dự án PPP là phải bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư, người sử dụng và cộng đồng để không xảy ra xung đột lợi ích giữa nhà đầu tư, người sử dụng và cộng đồng.

Bởi lẽ, nếu nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới đường giao thông, trong đó có đường bộ theo hợp đồng BOT thì hợp lý. Nhưng, đối với đường bộ hiện hữu mà thực hiện theo hợp đồng BOT thì chắc chắn sẽ dẫn đến xung đột lợi ích giữa nhà đầu tư, người sử dụng và cộng đồng.

Do vậy, điểm b khoản 9 Điều 3 Luật PPP quy định rất cụ thể một trong các loại dự án PPP là dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có, trong đó có dự án nâng cấp, mở rộng, hiện đại hoá công trình đường bộ hiện hữu.

Hiệp hội thấy, vấn đề này trước đây đã được các cấp có thẩm quyền và Quốc hội xem xét kỹ lưỡng nên đã quyết định có tính nguyên tắc đối với dự án PPP, trong đó có dự án BOT như đã nêu trên đây, nên cần bỏ điểm c khoản 3 Điều 4 Dự thảo Nghị quyết không nên quy định “thành phố được áp dụng hợp đồng BOT đối với dự án đầu tư, xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hoá công trình đường bộ hiện hữu”.

Hơn nữa, tại điểm d khoản 3 Điều 4 Dự thảo Nghị quyết đã đề xuất cho phép “thành phố được thực hiện dự án đầu tư theo hợp đồng BT, sử dụng nguồn vốn ngân sách thành phố để thanh toán cho nhà đầu tư”. Bao gồm các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hoá đường bộ hiện hữu theo phương thức xã hội hóa đầu tư theo hợp đồng BT và do đây là phương thức xã hội hoá đầu tư rất hiệu quả, nên luật hóa để áp dụng chung trong phạm vi cả nước.

Do các quy định pháp luật trước đây chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng làm thất thu ngân sách nhà nước, thất thoát tài sản công là nguồn lực đất đai và làm cho môi trường đầu tư kém minh bạch, thiếu tính cạnh tranh, không công bằng, nên điểm d khoản 5 Điều 101 Luật PPP 2020 là rất đúng, rất cần thiết.

“Nhưng sau 3 năm dừng dự án BT mới, đến nay rất cần thiết xem xét cho phép tái khởi động trở lại các dự án đầu tư xây dựng theo hình thức Hợp đồng BT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước để thanh toán cho nhà đầu tư, dứt khoát không thanh toán bằng quỹ đất để nhà đầu tư thực hiện “dự án khác”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết.

hợp đồng BOT
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM

Đồng thời, Nhà nước tạo nguồn vốn ngân sách thông qua hoạt động đầu tư phát triển quỹ đất; Quỹ phát triển đất; Tổ chức phát triển quỹ đất; đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), để huy động nguồn lực của khu vực tư nhân đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, công trình giao thông… theo chủ trương xã hội hoá đầu tư của Đảng và Nhà nước.

Vì vậy, Hiệp hội đề nghị bỏ điểm c và sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 3 Điều 4 Dự thảo Nghị quyết như sau:

“d) Thành phố được thực hiện dự án đầu tư theo hợp đồng BT, trong đó có dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hoá công trình đường bộ hiện hữu, phù hợp theo quy hoạch được phê duyệt đối với loại đường phố chính đô thị, đường trên cao đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội, chất lượng công trình dự án không gây thất thoát ngân sách nhà nước (…)

Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định sử dụng nguồn vốn ngân sách Thành phố và bố trí vốn chuẩn bị đầu tư, dự toán ngân sách hàng năm để thanh toán cho nhà đầu tư sau khi công trình hoặc hạng mục công trình vận hành độc lập được hoàn thành nghiệm thu, kiểm toán và căn cứ giá trị, tiến độ quy định trong Hợp đồng BT…”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Sự kiện ra mắt nhà mẫu Vinhomes The Premium đã thực sự làm nóng thị trường bất động sản Thanh Hóa, với thiết kế lấy cảm hứng từ những khu vườn Nhật Bản, cùng hệ thống tiện ích đẳng cấp 5 sao như bể bơi vô cực...

Aqua City là một trong những dự án then chốt của Novaland

Novaland nhận tin vui khi nút thắt pháp lý Aqua City được tháo gỡ

Ngày 19/11, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ông Võ Tấn Đức chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua…