HoREA kiến nghị sửa đổi nhiều điểm bất cập, xung đột trong Luật Đầu tư 2014

Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) kiến nghị sửa Luật Đầu tư theo hướng luật hóa việc ký quỹ, quy định chuyển nhượng cần sát thực tế và giải quyết xung đột giữa các đạo luật để tránh ách tắc cho thị trường bất động sản.
HoREA kiến nghị sửa đổi nhiều điểm bất cập, xung đột trong Luật Đầu tư 2014

Thế nào là "nhà đầu tư"?

Theo HoREA, khái niệm "nhà đầu tư" bao gồm "nhà đầu tư" thuộc tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Trong đó, đối với "nhà đầu tư" dự án bất động sản (BĐS), dự án nhà ở, nếu hội đủ điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành thì được công nhận là "chủ đầu tư" dự án, với điểm khác biệt là "nhà đầu tư" dự án BĐS, dự án nhà ở đã tạo lập được quỹ đất do đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.

Hiện nay, sau khi đã có "Quyết định chủ trương đầu tư", các dự án nhà ở đều bị ách tắc bởi vì cơ quan quản lý quy hoạch không nhận hồ sơ trình duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 do tại "Quyết định chủ trương đầu tư" ghi tên "nhà đầu tư" chứ không ghi tên "chủ đầu tư", mà theo Luật Quy hoạch thì "chủ đầu tư" mới là người trình duyệt quy hoạch 1/500.

Do đó, HoREA kiến nghị sửa đổi, bổ sung Khoản 13, Điều 3, Luật Đầu tư, như sau: "13. Nhà đầu tư (chủ đầu tư) là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Việc công nhận chủ đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành"; Sửa đổi, bổ sung Khoản (8.a) Điều 33, Luật Đầu tư, như sau: "a) Nhà đầu tư (chủ đầu tư) thực hiện dự án"; Sửa đổi, bổ sung cụm từ "Quyết định chủ trương đầu tư" tại các Điều 30, 31, 32 Luật Đầu tư thành "Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư".

Bên cạnh đó, HoREA cũng cho rằng, cần bổ sung thêm các hình thức lựa chọn nhà đầu tư khác như: Lựa chọn nhà đầu tư dự án BT được dùng quỹ đất, trụ sở làm việc để thanh toán Hợp đồng BT, hình thành "dự án khác" theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; Chỉ định nhà đầu tư cũng là chủ đầu tư dự án đã có quỹ đất là đất ở theo quy định của pháp luật về nhà ở; Chấp thuận đầu tư, công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị.

Luật hóa việc giao dịch ký quỹ

Luật Đất đai và Luật Nhà ở quy định người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư phải “Ký quỹ theo quy định của pháp luật về đầu tư”.

Khoản (1.d) Điều 27, Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định nhà đầu tư phải ký quỹ trong trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư, trừ trường hợp “Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trên cơ sở nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất khác”. Tuy nhiên, có địa phương chưa cho miễn "ký quỹ" đối với các dự án nhà ở thương mại "trên cơ sở nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất khác".

HoREA kiến nghị bổ sung nội dung Khoản (1.d) Điều 27, Nghị định 118/2015/NĐ-CP vào Khoản 1, Điều 42, Luật Đầu tư, như sau: "1. Nhà đầu tư phải ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ trường hợp nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trên cơ sở nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất khác".

Quy định chuyển nhượng cần sát thực tế

Theo HoREA, chủ đầu tư dự án nhà ở bị hạn chế quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án so với chủ đầu tư dự án thuộc các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác, do Khoản 2, Điều 168 và tại Khoản 1, Điều 194, Luật Đất đai quy định điều kiện bên chuyển nhượng diễn ra “sau khi có Giấy chứng nhận”; và tại Khoản 2, Điều 49, Luật Kinh doanh BĐS quy định bên chuyển nhượng phải có “Giấy chứng nhận về quyền sử dựng đất đối với toàn bộ hoặc phần dự án chuyển nhượng”.

HoREA cho rằng, các quy định này chưa sát thực tế. DN nhận chuyển nhượng dự án có nghĩa vụ kế thừa tất cả các nghĩa vụ của DN chuyển nhượng và sẽ tiếp tục thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định.

HoREA kiến nghị sửa đổi, bổ sung Khoản (1.b) điều 194, Luật Đất đai và Khoản 2, điều 49, Luật Kinh doanh BĐS cho phép chủ đầu tư được quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án nhà ở kể từ thời điểm sau khi đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, tạo lập quỹ đất dự án, để thống nhất với Điều 10, Nghị quyết 42 của Quốc hội "Về thí điểm xử lý nợ xấu". Đồng thời, phù hợp với điều kiện chuyển nhượng dự án thông thoáng theo quy định của Luật Đầu tư.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

"Ghìm cương" giá nhà ở xã hội

"Ghìm cương" giá nhà ở xã hội

Nhiều dự án nhà ở xã hội cũ đã tăng giá đáng kể, thậm chí có những dự án mức giá ngang bằng với chung cư thương mại...

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Sự kiện ra mắt nhà mẫu Vinhomes The Premium đã thực sự làm nóng thị trường bất động sản Thanh Hóa, với thiết kế lấy cảm hứng từ những khu vườn Nhật Bản, cùng hệ thống tiện ích đẳng cấp 5 sao như bể bơi vô cực...

Aqua City là một trong những dự án then chốt của Novaland

Novaland nhận tin vui khi nút thắt pháp lý Aqua City được tháo gỡ

Ngày 19/11, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ông Võ Tấn Đức chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua…