HoREA: Một số bất cập của Luật Nhà ở 2014 làm thiệt hại cho Doanh nghiệp và Nhà nước

Theo HoREA, một số điều khoản trong Luật Nhà ở 2014 và 18 Nghị định 99/2015/NĐ-CP đã gây ra các ách tắc, vướng mắc trong giai đoạn 2015 - 2020 và sau khi sửa đổi dự kiến tiếp tục gây ra các ách tắc, vướng mắc nếu không sớm được khắc phục.
HoREA: Một số bất cập của Luật Nhà ở 2014 làm thiệt hại cho Doanh nghiệp và Nhà nước

Hiệp hội BĐS TP. HCM (HoREA) vừa có Báo cáo nghiên cứu rà soát một số quy định bất cập của Luật Nhà ở 2014 gửi Thủ tướng và Bộ Xây dựng.

Các quy định quy định không thống nhất, không phù hợp, không đồng bộ trong Luật Nhà ở 2014 vừa làm thiệt hại cho nhiều doanh nghiệp; tác động tiêu cực đến thị trường BĐS; làm hạn chế cơ hội tạo lập nhà ở của nhiều hộ gia đình và làm thất thu ngân sách nhà nước.

HoREA cho biết, tại TP. HCM, theo thống kê trong ba năm, kể từ ngày 10/12/2015 (Nghị định 99/2015/NĐ-CP có hiệu lực) đến tháng 8/2018 đã có 126 dự án nhà ở thương mại không được công nhận chủ đầu tư do không có quyền sử dụng đất 100% đất ở.

Theo đó, nếu tính cả nước sẽ có rất nhiều dự án tương tự cũng không thể triển khai thực hiện do không được công nhận chủ đầu tư, làm cho các doanh nghiệp bị thiệt hại rất lớn, bị ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu.

Cùng với đó, thị trường BĐS bị méo mó, bị sụt giảm nguồn cung dự án và sản phẩm; giá nhà bị đẩy lên rất cao; tạo lợi thế không công bằng cho một số chủ đầu tư có sẵn dự án, có sẵn sản phẩm nhà ở độc chiếm thị trường, đạt được lợi nhuận khủng; người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp ngày càng khó tạo lập nhà ở.

HoREA dẫn ví dụ, với 126 dự án nhà ở bị ách tắc tại TP. HCM nêu trên, nếu bình quân mỗi dự án có vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng thì tổng mức đầu tư lên đến 126.000 tỷ đồng.

Hệ quả và hậu quả là Nhà nước bị thất thu tiền sử dụng đất khoảng 10.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 15% chi phí đầu tư); Nhà nước thất thu tiền thuế GTGT 10%, tương đương 12.600 tỷ đồng; nếu doanh nghiệp đạt lợi nhuận 20%, tương đương 25.000 tỷ đồng, thì Nhà nước đã thất thu tiền thuế TNDN 20% với khoảng 5.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp phải vay 70% tổng mức đầu tư, tương đương vay 88.000 tỷ đồng, với lãi suất 9%/năm thì trong 5 năm qua, các doanh nghiệp bị thiệt hại rất lớn, phải trả lãi vay lên đến khoảng 40.000 tỷ đồng, bị chôn vốn, mất cơ hội kinh doanh, tổn hại uy tín thương hiệu, lâm vào cảnh khó khăn, thậm chí có nguy cơ bị phá sản.

Cùng với đó, người tiêu dùng là người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp cũng bị ảnh hưởng do phải mua nhà giá cao và càng khó tạo lập được nhà ở hơn trước đây.

Ngoài ra, HoREA cũng cho biết, giai đoạn 2008 - 2013, khi thị trường BĐS bị khủng hoảng đóng băng và bị lệch pha cung - cầu, dư thừa căn hộ nhà ở thương mại có diện tích lớn; thiếu nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội. Phần lớn người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp không tiếp cận được nhà ở.

Kết quả thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ đã đạt được ba mục tiêu quan trọng là xử lý được một phần không nhỏ hàng tồn kho BĐS với hơn 42.000 căn hộ và tạo điều kiện cho hơn 42.000 cá nhân, hộ gia đình sở hữu được nhà ở; xử lý được một phần đáng kể nợ xấu BĐS và quan trọng nhất là tạo điều kiện để thị trường BĐS phục hồi và tăng trưởng trở lại kể từ đầu năm 2014 cho đến nay.

Theo HoREA, nếu không bị ách tắc, vướng mắc về thể chế, pháp luật do một số quy định bất cập, không thống nhất, không đồng bộ của một số văn bản Luật, nhất là Luật Nhà ở 2014 , thì thị trường BĐS còn phát triển lớn mạnh hơn nữa trong 5 năm qua.

HoREA cũng cho biết, Khoản 1 (mới) và Khoản 4 Điều 23 Luật Nhà ở 2014 và Khoản 2 (mới) Điều 18 Nghị định 99/2015/NĐ-CP tiếp tục loại bỏ, không công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đối với các trường hợp nhà đầu tư chỉ có quyền sử dụng đất nông nghiệp (chỉ có 100% đất nông nghiệp); hoặc đất phi nông nghiệp không phải là đất ở (chỉ có 100% đất phi nông nghiệp không phải là đất ở), nên các doanh nghiệp BĐS đã bỏ ra nguồn vốn rất lớn để tạo quỹ đất phục vụ đầu tư mà không thể triển khai thực hiện được dự án thì sẽ tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Trong bối cảnh ngành bán lẻ cao cấp phát triển mạnh mẽ, xu hướng “xanh hóa” ngày càng phổ biến, Marina Central Tower - tòa văn phòng, trung tâm thương mại mới tại TP.HCM đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều khách thuê nhờ lợi thế đặc biệt…

Các đại biểu tại phiên tọa đàm: Dòng tiền chảy vào phân khúc nhà ở thương mại phía Nam - Nhận diện cơ hội đầu tư

Bất động sản phía Nam “khát” căn hộ vừa túi tiền

Với nền tảng pháp lý từ các luật mới có liên quan, giới phân tích đánh giá, thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ phục hồi và tăng trưởng bền vững. Đặc biệt, sự dịch chuyển về nhu cầu và xu hướng đầu tư đang thể hiện rõ rệt hơn ở các tỉnh lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Sun Urban City Hà Nam không chỉ đơn thuần là một dự án bất động sản, đó là một kiệt tác kiến trúc, một thành phố thu nhỏ, nơi bạn có thể trải nghiệm trọn vẹn những giá trị sống bền vững...

HoREA đã đề xuất một số giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội

HoREA đề xuất giảm mức lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh đề xuất lãi suất cho vay ưu đãi của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội nên từ 3,6% hoặc 5,76%/năm và người mua, thuê mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi với lãi suất từ 3% hoặc 4,8%/năm...

Hà Nội: Dự án căn hộ tại quận Hoàng Mai hút khách nhờ sát kề loạt trường học chất lượng cao

Hà Nội: Dự án căn hộ tại quận Hoàng Mai hút khách nhờ sát kề loạt trường học chất lượng cao

Không cần tất bật đưa đón con đi học trong cảnh tắc đường, bụi bặm, thậm chí các con có thể tự tới trường chỉ sau vài phút đi bộ là điều khiến những khách hàng có nhu cầu ở thực “chấm” ngay dự án căn hộ Hanoi Melody Residences tại Tây Nam Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội)…