HOSE “bêu tên” 24 doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính kiểm toán chậm

Hiện nay đã hết thời hạn nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, nhưng Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM vẫn chưa nhân được báo cáo tài chính của nhiều công ty…
HOSE “bêu tên” 24 doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính kiểm toán chậm

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa có công văn nhắc nhở 24 doanh nghiệp vì nộp chậm báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022.

Báo cáo
Danh sách công ty niêm yết chậm nộp báo cáo tài chính 2022

Chiếm phần đông trong danh sách này là nhóm doanh nghiệp bất động sản như Công ty Cổ phần Xây dựng DIC Holdings (DC4), Tập đoàn Hòa Bình (HBC), Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Novaland (NVL)…

Ngoài ra còn có các công ty thuộc họ FLC gồm Công ty cổ phần Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone (AMD) và Công ty Cổ phần Đầu tư Khai Khoáng và Quản lý Tài sản FLC (GAB).

Và một số doanh nghiệp khác như Công ty Cổ phần Dịch vụ Nông nghiệp Bình Thuận (ABS), Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu An Giang (AGM), Công ty Cổ phần Nông dược (HAI), Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt (TVB), Công ty Cổ phần Thép Pomina (POM).

Trong số các công ty kể trên, một số đã có văn bản xin gia hạn nộp báo cáo tài chính kiểm toán gồm ABS, GAB, HAI, HTN, KMR, PLP, TTB, TTE, VNE.

Theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 10 Thông tư 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ Tài chính: “Thời hạn công bố báo cáo tài chính năm: Công ty đại chúng phải công bố báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo kiểm toán nhưng không vượt quá 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính”.

Đối với hành vi công bố thông tin không đúng thời hạn, không đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ bị phạt tiền 50-70 triệu đồng. Nhưng theo các chuyên gia kinh tế, mức phạt này đã được đánh giá là không đủ sức răn đe.

Thực tế, việc chậm công bố báo cáo tài chính không phải mới có mà hầu như năm nào đến mùa báo cáo tài chính cũng xuất hiện.

Việc này dã dẫn đến thị trường chứng khoán tại Việt Nam kém minh bạch. Thậm chí, mặc dù đã có những doanh nghiệp chủ động gửi văn bản xin gia hạn thời gian công bố tin tin tài chính, dù về mặt pháp lý sẽ không bị xử phạt nhưng ít nhiều điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận thông tin của các nhà đầu tư.

Theo đó, khá nhiều chuyên gia đã kiến nghị cơ quan quản lý nên nâng cao mức phạt và chấn chỉnh lại các doanh nghiệp nộp đúng thời hạn báo cáo tài chính kiểm toán, qua đó nâng cao tính minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...